Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Phân loại xét nghiệm tầm soát và xét nghiệm sàng lọc

Các xét nghiệm tầm soát trong thời gian mang thai là cách nhanh nhất để phát hiện những dị tật thai nhi sớm nhất. Tuy nhiên, các xét nghiệm này thường không bắt buộc và mẹ bầu là người đưa ra quyết định có thực hiện hay không.


Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé, trong thời gian mang thai, các chuyên gia sẽ gợi ý mẹ bầu thực hiện một số xét nghiệm tầm soát và sàng lọc. Các xét nghiệm này thường không bắt buộc và mẹ bầu có quyền từ chối. Tuy nhiên, trước khi quyết định có thực hiện hay không, tìm hiểu về mục đích của các loại xét nghiệm này là điều các mẹ bầu nên làm.

Xét nghiệm tầm soát khi mang thai: Khi nào cần?

Phân loại xét nghiệm tầm soát và xét nghiệm sàng lọc

- Xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện bằng cách trích lấy tế bào của em bé, sẽ cho biết thai nhi có bất thường nào về nhiễm sắc thể hay không. Tuy nhiên, việc đánh giá này được thực hiện trực tiếp trên thai nhi nên nguy cơ gây sảy thai thường cao, tỉ lệ là 1/250 trường hợp.


- Xét nghiệm sàng lọc sẽ dựa trên kết quả của xét nghiệm máu hay siêu âm và cũng liên quan đến độ tuổi, các bệnh lý và đặc tính khác của người mẹ. Thông qua nhiều khía cạnh đánh giá về sức khỏe của mẹ, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về nguy cơ gặp phải bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi. Do không tiếp xúc trực tiếp đến thai nhi nên phương pháp này không gây bất kỳ nguy cơ nào cho bé cưng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét