Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

Có biện pháp nào điều trị bệnh sùi mào gà sinh dục không?

Sùi mào gà là bệnh gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân vì hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh triệt để. Các biện pháp điều trị bệnh thường chỉ nhằm mục đích làm giảm triệu chứng, giảm thương tổn cho bệnh nhân.


Sùi mào gà (Genetal Warts) là bệnh mụn cóc sinh dục. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục, do virus Human Papilloma Virus (HPV - virus gây u nhú ở người) gây ra. Ngoài quan hệ tình dục không an toàn, virus HPV cũng có thể lây truyền qua các đường tiếp xúc gián tiếp. Bệnh ủ bệnh trong thời gian khá dài, có thể sau 2 - 9 tháng sau khi quan hệ tình dục không an toàn với người mang mầm bệnh HPV.

co-bien-phap-nao-dieu-tri-benh-sui-mao-ga-sinh-duc-khong

Biểu hiện của bệnh gồm: Xuất hiện các mụn cóc, hạt cơm, u nhú hay tổn thương phẳng, mềm, có màu hồng nhạt, có chân hoặc có cuống, không đau, dễ chảy máu, khu trú ở bất kỳ vị trí nào trong cơ quan sinh dục như âm hộ, lỗ niệu đạo, cổ tử cung, hậu môn, dương vật,... hay thậm chí ở miệng, họng. Nếu không được điều trị kịp thời, các tổn thương do bệnh sẽ phát triển nhanh, lan rộng ra xung quanh, tạo thành các mảng, khối lớn.


Bệnh sùi mào gà nguy hiểm vì virus HPV có thể thay đổi cấu trúc các tế bào bị nhiễm bệnh, dẫn đến các biến chứng khác như: Ung thư (ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, dương vật, hậu môn, miệng và cổ họng), các vấn đề trong thai kỳ (sản phụ có thể truyền bệnh sùi mào gà sang trẻ sơ sinh khi chuyển dạ), trẻ sơ sinh bị nhiễm HPV thanh quản có thể có sùi mào gà trong miệng,...

Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin ngừa HPV

Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất.

Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.


Tiêm phòng vắc-xin

Khách hàng sẽ được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Gentis và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

100% khách hàng tiêm chủng sẽ được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.


Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.

Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Đối với khách hàng là trẻ em thì bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

HPV là gì? HPV lây lan như thế nào?

Siêu vi papilon ở người (Human papillomavirus – HPV) là bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. Có thể ngăn ngừa một số ảnh hưởng sức khỏe do HPV gây ra bằng vắc-xin HPV.


HPV là gì?

HPV là bệnh lây qua đường tình dục (Sexually transmitted infection – STI) phổ biến nhất. HPV là loại siêu vi khác với HIV và HSV (bệnh mụn rộp). 

Virus HPV: 5 điều tất cả phụ nữ nên biết | Vinmec

Có khoảng 79 triệu người Mỹ, hầu hết là ở cuối độ tuổi teen và tầm ngoài 20 tuổi, hiện đang bị nhiễm HPV. Có nhiều loại HPV khác nhau. Một số loại có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe như mụn sinh dục và ung thư. Nhưng có những loại vắc-xin có thể ngăn chặn các vấn đề về sức khỏe này.

HPV lây lan như thế nào?

Bạn có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn với người bị nhiễm virut. Bệnh thường lây lan trong quá trình quan hệ tình dục qua âm đạo hoặc hậu môn. HPV có thể bị lây lan ngay cả khi người bệnh không có dấu hiệu hay triệu chứng gì.


Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị HPV, ngay cả khi bạn chỉ ân ái với một người. Bạn cũng có thể bị những triệu chứng nhiều năm sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Do đó rất khó để biết bạn bị nhiễm bệnh lần đầu vào lúc nào.

HPV và những vấn đề do HPV gây ra phổ biến như thế nào?

Xét nghiệm HPV ở đâu chính xác (siêu vi): Có khoảng 79 triệu người Mỹ hiện đang bị nhiễm HPV. Khoảng 14 triệu người mới bị nhiễm mỗi năm. 

HPV phổ biến đến nỗi hầu hết những người có quan hệ tình dục đều sẽ bị nhiễm HPV tại thời điểm nào đó trong đời nếu không tiêm vắc-xin HPV.

Những vấn đề sức khỏe có liên quan đến HPV gồm mụn sinh dục và ung thư cổ tử cung.

Mụn sinh dục: Trước khi có vắc-xin HPB, có khoảng từ 340.000 đến 360.000 nữ giới và nam giới bị mụn sinh dục do ảnh hưởng của HPV mỗi năm.* Ngoài ra, cũng có khoảng 100 người trưởng thành có quan hệ tình dục tại Mỹ bị mụn sinh dục ở bất kỳ thời điểm nhất định nào.


Vietnamese father and son smiling. Vietnamese mother and daughters smiling outdoors. Vietnamese teens sitting on couch smiling.

Ung thư cổ tử cung: Mỗi năm, gần 12.000 phụ nữ sống tại Mỹ bị chẩn đoán ung thư cổ tử cung, và có trên 4.000 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung – ngay cả khi đã được tầm soát và điều trị.

Cũng có những loại bệnh trạng và ung thư khác do HPV gây ra ở những người sống tại Hoa Kỳ. Hàng năm, khoảng 19.400 phụ nữ và 12.100 nam giới bị ảnh hưởng bởi các loại ung thư do HPV gây ra.

*Số liệu này chỉ tính ở số người được phát hiện bị mụn sinh dục. Do đó có thể thấp hơn nhiều so với con số thực tế những người bị mụn sinh dục.

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Tại sao cần phải làm lại Pap smear nhiều lần?

Xét nghiệm Pap smear là phương pháp an toàn và hiệu quả để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, không có xét nghiệm nào là hoàn hảo cả. Trên thực tế, mặc dù rất hiếm nhưng phết tế bào cổ tử cung vẫn có thể nhận được kết quả âm tính giả - có nghĩa là, kết quả xét nghiệm không phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu ung thư nào, trong khi sự thật là bạn đang có các tế bào bất thường trong cơ thể.


Khi kết quả xét nghiệm là âm tính giả, không có nghĩa là quy trình thực hiện có vấn đề. Nói chung, vẫn có các yếu tố khách quan gây ra kết quả âm tính giả mà chúng ta không thể kiểm soát được, bao gồm:
Số lượng tế bào phết cổ tử cung thu được quá ít
Chưa đủ ngưỡng phát hiện
Các tế bào bất thường bị che khuất bởi các tế bào máu.

Tuy mầm mống ung thư có thể không bị phát hiện qua một lần xét nghiệm Pap, nhưng thời gian dành cho bạn vẫn còn khá nhiều. Ung thư cổ tử cung phải mất vài năm để phát triển. Bên cạnh đó, rất có thể những tế bào bất thường này sẽ không thể “thoát khỏi” trong lần xét nghiệm tiếp theo.

Hơn nữa, việc xét nghiệm Pap smear tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ nhiều lần để kịp thời phát hiện nguy cơ mắc bệnh, từ đó triển khai điều trị sớm nhất có thể.


Khi nào có thể ngừng làm xét nghiệm Pap smear?

Phụ nữ sau khi cắt toàn bộ tử cung


Nếu chị em vì lý do nào đó phải cắt bỏ tử cung hoàn toàn (bao gồm cả cổ tử cung), bác sĩ sẽ cân nhắc ngừng thực hiện xét nghiệm Pap. Cụ thể:
Nếu phẫu thuật cắt tử cung bắt nguồn từ bệnh lý không liên quan đến ung thư, chẳng hạn như u xơ tử cung, bạn sẽ không phải làm xét nghiệm Pap smear nữa.
Nhưng nếu phẫu thuật cắt tử cung để loại bỏ các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiếp tục thực hiện phết tế bào cổ tử cung.
Phụ nữ cao tuổi
Xét nghiệm Pap smear thường quy ở phụ nữ ngoài tuổi 65 là không cần thiết, đặc biệt là khi các kết quả trước đây đều âm tính.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung Tầm soát và phát hiện sớm ung thư phụ khoa bằng xét nghiệm Pap smear được xem là “chìa khóa vàng” giúp kết quả điều trị mang lại hiệu quả cao. Qua đó, bệnh nhân giảm nguy cơ tử vong và giảm chi phí đáng kể.

Sau khi làm Pap smear bao lâu thì nên làm lại?

Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, phụ nữ nên lặp lại xét nghiệm Pap mỗi ba năm một lần trong độ tuổi từ 21 đến 29 tuổi. Đối với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, vấn đề sau bao lâu nên làm lại Pap smear sẽ tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm HPV.Xét nghiệm HPV giúp phát hiện sự có mặt của virus HPV, một trong những tác nhân phổ biến dẫn đến ung thư cổ tử cung. Do đó, bạn có thể lựa chọn thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và HPV (bộ hai xét nghiệm này gọi chung là Co-testing).Có 2 trường hợp xảy ra ứng với kết quả cận lâm sàng HPV là âm tính hay dương tính.


Trường hợp HPV âm tính (không bị nhiễm HPV): bạn nên ưu tiên thực hiện Co-testing mỗi 5 năm một lần, hoặc tiếp tục làm Pap smear 3 năm/lần.

Trường hợp HPV dương tính (có nhiễm HPV): bệnh nhân cần thực hiện Co-testing trong 12 tháng tiếp theo.

Cổ tử cung

Quy trình xét nghiệm HPV có thể được thực hiện dựa trên mẫu tế bào lấy từ cổ tử cung của phụ nữ, tương tự như Pap smear. Hình thức thực hiện như vậy gọi là “xét nghiệm HPV phân biệt”, nhằm phát hiện hai loại HPV chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung là HPV 16 và HPV 18. Đối với trường hợp dương tính với HPV, bạn cần phải làm thêm xét nghiệm HPV phân biệt để kiểm tra xem đó có phải là hai loại HPV gây ra ung thư cổ tử cung hay không.

Nếu nhận thấy một số yếu tố nguy cơ nhất định, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm xét nghiệm Pap với tần suất nhiều hơn, bất kể tuổi tác của bạn là bao nhiêu. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm:


Đã chẩn đoán phát hiện tế bào ung thư cổ tử cung hoặc xét nghiệm Pap cho thấy có sự xuất hiện của các tế bào tiền ung thư

Đã sử dụng thuốc diethylstilbestrol (một loại estrogen tổng hợp) trước khi sinh
Nhiễm HIV
Hệ thống miễn dịch suy yếu do phẫu thuật ghép tạng, hóa trị hoặc sử dụng thuốc có chứa corticosteroid trong thời gian dài
Có thói quen hút thuốc lá

Như vậy, vấn đề “làm Pap smear bao lâu thì nên làm lại” tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ và sự cân nhắc của người phụ nữ đối với những yếu tố nguy cơ của bản thân.

Xét nghiệm LH giúp chẩn đoán tình trạng sức khỏe sinh sản nữ

Mục đích chủ yếu của xét nghiệm LH là kiểm tra vô sinh ở nữ và nam giới, kiểm tra vấn đề tuyến yên.


Bác sĩ có thể xét nghiệm LH và FSH cùng lúc khi:

- Rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt không xảy ra, mức testosterone thấp ở nam giới, giảm ham muốn tình dục ở nam giới, khối lượng cơ bắp thấp ở một người đàn ông.

- Các triệu chứng rối loạn tuyến yên như: mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, yếu cơ, chán ăn.

Nếu bạn đang mong muốn có thai thì xét nghiệm LH để xác định chính xác thời điểm rụng trứng. Khi đó, lượng hormone LH trong máu sẽ tăng lên.


Thực hiện xét nghiệm LH bằng cách lấy máu

Xét nghiệm LH được thực hiện như thế nào?

Bạn không cần quá lo lắng vì bạn không phải chuẩn bị gì cho xét nghiệm này. Sẽ có nhân viên y tế lấy máu và thực hiện xét nghiệm. Để lấy mẫu xét nghiệm, nhân viên y tế sẽ tiêm kim vào tĩnh mạch trên cánh tay và gắn ống để máu chảy ra. Khi đủ thể tích, sẽ tháo kim và thoa miếng gạc băng hoặc bông gòn vào chỗ vừa tiêm để cầm máu.


Toàn bộ quá trình này chỉ mất 1 – 2 phút. Có thể bạn sẽ cảm thấy nhói ở chỗ tiêm nhưng cảm giác này sẽ không lâu.

Việc lấy máu có thể khiến bạn hơi choáng và để lại vết bầm trên cánh tay. Đây là vấn đề bình thường nên bạn không cần lo lắng.