Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Tại sao cần phải làm lại Pap smear nhiều lần?

Xét nghiệm Pap smear là phương pháp an toàn và hiệu quả để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, không có xét nghiệm nào là hoàn hảo cả. Trên thực tế, mặc dù rất hiếm nhưng phết tế bào cổ tử cung vẫn có thể nhận được kết quả âm tính giả - có nghĩa là, kết quả xét nghiệm không phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu ung thư nào, trong khi sự thật là bạn đang có các tế bào bất thường trong cơ thể.


Khi kết quả xét nghiệm là âm tính giả, không có nghĩa là quy trình thực hiện có vấn đề. Nói chung, vẫn có các yếu tố khách quan gây ra kết quả âm tính giả mà chúng ta không thể kiểm soát được, bao gồm:
Số lượng tế bào phết cổ tử cung thu được quá ít
Chưa đủ ngưỡng phát hiện
Các tế bào bất thường bị che khuất bởi các tế bào máu.

Tuy mầm mống ung thư có thể không bị phát hiện qua một lần xét nghiệm Pap, nhưng thời gian dành cho bạn vẫn còn khá nhiều. Ung thư cổ tử cung phải mất vài năm để phát triển. Bên cạnh đó, rất có thể những tế bào bất thường này sẽ không thể “thoát khỏi” trong lần xét nghiệm tiếp theo.

Hơn nữa, việc xét nghiệm Pap smear tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ nhiều lần để kịp thời phát hiện nguy cơ mắc bệnh, từ đó triển khai điều trị sớm nhất có thể.


Khi nào có thể ngừng làm xét nghiệm Pap smear?

Phụ nữ sau khi cắt toàn bộ tử cung


Nếu chị em vì lý do nào đó phải cắt bỏ tử cung hoàn toàn (bao gồm cả cổ tử cung), bác sĩ sẽ cân nhắc ngừng thực hiện xét nghiệm Pap. Cụ thể:
Nếu phẫu thuật cắt tử cung bắt nguồn từ bệnh lý không liên quan đến ung thư, chẳng hạn như u xơ tử cung, bạn sẽ không phải làm xét nghiệm Pap smear nữa.
Nhưng nếu phẫu thuật cắt tử cung để loại bỏ các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiếp tục thực hiện phết tế bào cổ tử cung.
Phụ nữ cao tuổi
Xét nghiệm Pap smear thường quy ở phụ nữ ngoài tuổi 65 là không cần thiết, đặc biệt là khi các kết quả trước đây đều âm tính.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung Tầm soát và phát hiện sớm ung thư phụ khoa bằng xét nghiệm Pap smear được xem là “chìa khóa vàng” giúp kết quả điều trị mang lại hiệu quả cao. Qua đó, bệnh nhân giảm nguy cơ tử vong và giảm chi phí đáng kể.

Sau khi làm Pap smear bao lâu thì nên làm lại?

Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, phụ nữ nên lặp lại xét nghiệm Pap mỗi ba năm một lần trong độ tuổi từ 21 đến 29 tuổi. Đối với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, vấn đề sau bao lâu nên làm lại Pap smear sẽ tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm HPV.Xét nghiệm HPV giúp phát hiện sự có mặt của virus HPV, một trong những tác nhân phổ biến dẫn đến ung thư cổ tử cung. Do đó, bạn có thể lựa chọn thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và HPV (bộ hai xét nghiệm này gọi chung là Co-testing).Có 2 trường hợp xảy ra ứng với kết quả cận lâm sàng HPV là âm tính hay dương tính.


Trường hợp HPV âm tính (không bị nhiễm HPV): bạn nên ưu tiên thực hiện Co-testing mỗi 5 năm một lần, hoặc tiếp tục làm Pap smear 3 năm/lần.

Trường hợp HPV dương tính (có nhiễm HPV): bệnh nhân cần thực hiện Co-testing trong 12 tháng tiếp theo.

Cổ tử cung

Quy trình xét nghiệm HPV có thể được thực hiện dựa trên mẫu tế bào lấy từ cổ tử cung của phụ nữ, tương tự như Pap smear. Hình thức thực hiện như vậy gọi là “xét nghiệm HPV phân biệt”, nhằm phát hiện hai loại HPV chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung là HPV 16 và HPV 18. Đối với trường hợp dương tính với HPV, bạn cần phải làm thêm xét nghiệm HPV phân biệt để kiểm tra xem đó có phải là hai loại HPV gây ra ung thư cổ tử cung hay không.

Nếu nhận thấy một số yếu tố nguy cơ nhất định, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm xét nghiệm Pap với tần suất nhiều hơn, bất kể tuổi tác của bạn là bao nhiêu. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm:


Đã chẩn đoán phát hiện tế bào ung thư cổ tử cung hoặc xét nghiệm Pap cho thấy có sự xuất hiện của các tế bào tiền ung thư

Đã sử dụng thuốc diethylstilbestrol (một loại estrogen tổng hợp) trước khi sinh
Nhiễm HIV
Hệ thống miễn dịch suy yếu do phẫu thuật ghép tạng, hóa trị hoặc sử dụng thuốc có chứa corticosteroid trong thời gian dài
Có thói quen hút thuốc lá

Như vậy, vấn đề “làm Pap smear bao lâu thì nên làm lại” tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ và sự cân nhắc của người phụ nữ đối với những yếu tố nguy cơ của bản thân.

Xét nghiệm LH giúp chẩn đoán tình trạng sức khỏe sinh sản nữ

Mục đích chủ yếu của xét nghiệm LH là kiểm tra vô sinh ở nữ và nam giới, kiểm tra vấn đề tuyến yên.


Bác sĩ có thể xét nghiệm LH và FSH cùng lúc khi:

- Rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt không xảy ra, mức testosterone thấp ở nam giới, giảm ham muốn tình dục ở nam giới, khối lượng cơ bắp thấp ở một người đàn ông.

- Các triệu chứng rối loạn tuyến yên như: mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, yếu cơ, chán ăn.

Nếu bạn đang mong muốn có thai thì xét nghiệm LH để xác định chính xác thời điểm rụng trứng. Khi đó, lượng hormone LH trong máu sẽ tăng lên.


Thực hiện xét nghiệm LH bằng cách lấy máu

Xét nghiệm LH được thực hiện như thế nào?

Bạn không cần quá lo lắng vì bạn không phải chuẩn bị gì cho xét nghiệm này. Sẽ có nhân viên y tế lấy máu và thực hiện xét nghiệm. Để lấy mẫu xét nghiệm, nhân viên y tế sẽ tiêm kim vào tĩnh mạch trên cánh tay và gắn ống để máu chảy ra. Khi đủ thể tích, sẽ tháo kim và thoa miếng gạc băng hoặc bông gòn vào chỗ vừa tiêm để cầm máu.


Toàn bộ quá trình này chỉ mất 1 – 2 phút. Có thể bạn sẽ cảm thấy nhói ở chỗ tiêm nhưng cảm giác này sẽ không lâu.

Việc lấy máu có thể khiến bạn hơi choáng và để lại vết bầm trên cánh tay. Đây là vấn đề bình thường nên bạn không cần lo lắng.

Tổng quan về hormone LH và xét nghiệm LH

Hormone LH đóng vai trò quan trọng đảm bảo hệ thống sinh sản hoạt động khỏe mạnh. Để có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản bình thường hay có khả năng suy sinh dục, người ta thường thực hiện xét nghiệm LH. Chúng ta cùng tìm hiểu về xét nghiệm này qua bài viết dưới đây.


Luteinizing hormone (LH) là một trong những loại hormone sinh dục do tuyến yên sản xuất và bài tiết. LH được tuyến yên bài tiết vào máu theo từng đợt trong ngày. Thời gian bán hủy của LH chỉ 50 phút vì nồng độ LH luôn thay đổi.

Xét nghiệm LH giúp chẩn đoán tình trạng sức khỏe sinh sản nữ

LH và FSH là 2 hormone điều hòa, kích thích sự phát triển và chức năng của các tuyến sinh dục (buồng trứng và tinh hoàn) một cách đồng bộ.

Ở nữ giới, hormone LH kích thích buồng trứng để sản xuất ra estradiol. Khi nồng độ LH tăng cao ở giữa chu kỳ sẽ gây ra quá trình rụng trứng. Nếu thụ tinh xảy ra, LH sẽ kích thích hoàng thể, sản sinh progesterone để duy trì thai kỳ.


Còn đối với nam giới, LH kích thích sản xuất testosterone từ các tế bào Leydig trong tinh hoàn. Testosterone kích thích sản xuất tinh trùng và làm nổi bật các đặc điểm giới tính ở nam.

Vì hormone LH đóng vai trò quan trọng trong chức năng sinh sản nên xét nghiệm LH có hiệu quả để đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ.

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

Hiện nay, việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung đối với chị em phụ nữ là rất quan trọng. Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung cho chị em là:

Chích ngừa ung thư cổ tử cung bằng vắc-xin để ngăn chặn sự lây nhiễm vi rút HPV nguy cơ cao và giáo dục sức khỏe, ngăn ngừa lây nhiễm HPV;

Tầm soát định kỳ bằng tế bào CTC (còn gọi là tế bào CTC – âm đạo) và xét nghiệm HPV nhằm phát hiện sớm nhiễm HPV nguy cơ cao và các tổn thương bất thường để có biện pháp điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, sau khi tiêm chủng HPV, chị em vẫn cần phải duy trì việc khám sức khỏe và kết hợp với tầm soát ung thư định kỳ để có thể sớm phát hiện và phòng ngừa các triệu chứng sớm của mọi loại bệnh phụ khoa, bao gồm cả ung thư cổ tử cung. Nếu phát hiện sớm, ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển ở những giai đoạn muộn thì khả năng tử vong cao.



Vắc xin phòng ngừa HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi

Hiện nay, vắc xin phòng ngừa HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Đây là thời điểm mà hiệu lực của vắc xin HPV đạt cao nhất.

Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của vắc xin sẽ không đạt được như mong muốn.

Bạn biết gì về ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung có nguyên nhân chính là do nhiễm vi rút HPV, hơn 99% ung thư cổ tử cung có sự hiện diện của vi rút HPV týp sinh ung thư. 

Tuy nhiên căn bệnh hiểm nghèo này có thể phòng ngừa được. Đặc biệt hiện nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, đã có vắc xin phòng ngừa những tuýp HPV sinh ung thư phổ biến nhất là HPV 16 và 18.

Ung thư cổ tử cung là tổn thương ác tính phát triển tại cổ tử cung dưới nhiều dạng: chồi, sùi, loét, polyp, hoặc thâm nhiễm, dễ chảy máu.

Tiêm ung thư cổ tử cung mấy mũi

Ung thư xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung biến đổi và phát triển bất thường một cách không kiểm soát. Ung thư cổ tử cung có thể là ung thư xâm lấn tại chỗ hoặc lan rộng đến các cơ quan khác của cơ thể, đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở phụ nữ và là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới. Mỗi ngày, tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung (theo thống kê của HPV Information Centre).


Theo các nghiên cứu, có hơn 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung do vi rút gọi là Human papillomavirus thuộc tuýp nguy cơ cao.

Human papillomavirus hay còn gọi là vi rút HPV, là loại vi rút với hơn 100 tuýp, trong đó có khoảng 15 tuýp có khả năng gây ung thư gọi là tuýp “nguy cơ cao” và phổ biến nhất là các tuýp HPV 16 và 18, gây ra hơn 70% trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn cầu, kế đến là tuýp 31 và 45.