Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Tại sao cần phải làm lại Pap smear nhiều lần?

Xét nghiệm Pap smear là phương pháp an toàn và hiệu quả để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, không có xét nghiệm nào là hoàn hảo cả. Trên thực tế, mặc dù rất hiếm nhưng phết tế bào cổ tử cung vẫn có thể nhận được kết quả âm tính giả - có nghĩa là, kết quả xét nghiệm không phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu ung thư nào, trong khi sự thật là bạn đang có các tế bào bất thường trong cơ thể.


Khi kết quả xét nghiệm là âm tính giả, không có nghĩa là quy trình thực hiện có vấn đề. Nói chung, vẫn có các yếu tố khách quan gây ra kết quả âm tính giả mà chúng ta không thể kiểm soát được, bao gồm:
Số lượng tế bào phết cổ tử cung thu được quá ít
Chưa đủ ngưỡng phát hiện
Các tế bào bất thường bị che khuất bởi các tế bào máu.

Tuy mầm mống ung thư có thể không bị phát hiện qua một lần xét nghiệm Pap, nhưng thời gian dành cho bạn vẫn còn khá nhiều. Ung thư cổ tử cung phải mất vài năm để phát triển. Bên cạnh đó, rất có thể những tế bào bất thường này sẽ không thể “thoát khỏi” trong lần xét nghiệm tiếp theo.

Hơn nữa, việc xét nghiệm Pap smear tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ nhiều lần để kịp thời phát hiện nguy cơ mắc bệnh, từ đó triển khai điều trị sớm nhất có thể.


Khi nào có thể ngừng làm xét nghiệm Pap smear?

Phụ nữ sau khi cắt toàn bộ tử cung


Nếu chị em vì lý do nào đó phải cắt bỏ tử cung hoàn toàn (bao gồm cả cổ tử cung), bác sĩ sẽ cân nhắc ngừng thực hiện xét nghiệm Pap. Cụ thể:
Nếu phẫu thuật cắt tử cung bắt nguồn từ bệnh lý không liên quan đến ung thư, chẳng hạn như u xơ tử cung, bạn sẽ không phải làm xét nghiệm Pap smear nữa.
Nhưng nếu phẫu thuật cắt tử cung để loại bỏ các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiếp tục thực hiện phết tế bào cổ tử cung.
Phụ nữ cao tuổi
Xét nghiệm Pap smear thường quy ở phụ nữ ngoài tuổi 65 là không cần thiết, đặc biệt là khi các kết quả trước đây đều âm tính.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung Tầm soát và phát hiện sớm ung thư phụ khoa bằng xét nghiệm Pap smear được xem là “chìa khóa vàng” giúp kết quả điều trị mang lại hiệu quả cao. Qua đó, bệnh nhân giảm nguy cơ tử vong và giảm chi phí đáng kể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét