Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Chế độ ăn uống hợp lý cho người mắc bệnh ung thư gan

Nếu như bạn mắc căn bệnh ung thư gan, thì vấn đề về ăn uống có lẽ là điều cuối cùng bạn muốn làm. Người bệnh sau khi trải qua quá trình điều trị thường có cảm giác chán ăn. Tuy nhiên, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng để duy trì trọng lượng và sức khỏe của mình để chống lại các bệnh ung thư.

Để giúp duy trì trọng lượng và sức khỏe chống lại căn bệnh ung thư gan bạn nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như:

Các chất hữu cơ: vì gan có chức năng giải độc, nên một bệnh nhân ung thư gan nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm có nhiều hóa chất. bạn nên chọn những thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên và hữu cơ. Ngoài ra, hãy tránh xa các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao và có nhiều phụ gia như thịt xông khói, xúc xích… thậm chí cả mì ăn liền bạn cũng không nên sử dụng trong giai đoạn này.


Bổ sung gừng


Người bệnh sau khi điều trị ung thư thường có cảm giác buồn nôn, khi đó, sử dụng gừng là điều tốt nhất. bạn cũng có thể chế biến gừng bằng cách cắt nhỏ và đun sôi làm làm thành trà uống mỗi ngày. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng táo, bánh quy, bánh mù nướng, chuối để giảm bớt cảm giác buồn nôn.

Hạn chế chất béo

Bạn nên tránh các loại thịt béo như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn nên tăng cường ăn cá, đậu hoặc thịt gia cầm. Trong quá trình chế biến bạn cũng nên hạn chế nhiều gia vị và nên chế biến đơn giản như luộc, hấp…

Nên chọn các loại thực thực phẩm có thể ăn nhanh cho món tráng miệng như bơ đậu phộng, cá ngừ, bánh ngũ cốc, bánh quy giòn, trứng và các món đông lạnh.

Chia nhỏ bữa ăn

Thay vì ăn ba bữa lớn như bình thường, bạn nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày với lượng thức ăn vừa phải để cơ thể dễ hấp thụ và tiêu hóa hơn.

Nếu bạn cảm thấy sức khỏe của bạn cho phép, hãy tận dụng thời gian và thưởng thức những món ăn bạn ưa thích với hàm lượng calo và protein cao. Đặc biệt, cần tránh xa rượu nếu bạn không muốn gan của mình chịu thêm tổn thương.

Sau khi điều trị ung thư gan có thể bạn sẽ cảm thấ vô cùng mệt mỏi, nó có thể gây khó khăn trong việc duy trì trọng lượng và sức khỏe. Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng phù hợp là vô cùng quan trọng nó có thể giúp bạn hồi phục sức khỏe.

Sự nguy hiểm của căn bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là ung thư của cổ tử cung. Đây là loại ung thư phụ nữ thường gặp, đứng hàng thứ hai trên thế giới sau ung thư vú. Ung thư cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ trung niên tuổi từ 35- 40, nhưng gần đây tỷ lệ phát bệnh đang có xu hướng trẻ hóa rõ rệt, do đó phụ nữ cần nâng cao ý thức phòng bệnh hơn nữa.

Chúng ta cùng điểm lại một số triệu chứng thường thấy của bệnh ung thư cổ tử cung:

- Thông thường những người bị ung thư cổ tử cung đều có viêm loét cổ tử cung.

- 80% người bệnh có hiện tượng ra máu âm đạo, thường là sau khi quan hệ tình dục hoặc khi kiểm tra phụ khoa.

- Mãn kinh đã lâu, âm đạo đột nhiên ra máu bất thường.

- Vùng bụng dưới hoặc vùng eo lưng thường đau mỏi, đau mỏi tăng lên trong kì kinh hoặc khi đi vệ sinh.

- Khí hư nhiều, màu sắc bất thường và có mùi khó chịu.


Sự nguy hiểm của ung thư cổ tử cung:

- Ung thư cổ tử cung sẽ trực tiếp dẫn đến đau phần bụng và khoang chậu, chảy máu âm đạo hoặc ra dịch có mùi hôi. Ngoài ra tuỳ vào vị trí tái phát khác nhau mà có những biểu hiện khác nhau như ho, đau ngực, đi tiểu ra máu, chảy máu trực tràng. Bệnh nhân chưa xuất hiện các triệu chứng đi tiểu nhiều, đái dắt và đi tiểu ra máy thì thường bị chẩn đoán nhầm là viêm nhiễm đường tiết niệu và điều trị nhầm, trong trường hợp nghiêm trọng sẽ có thể dẫn đến rò bàng quang âm đạo.


- Tử cung nằm ở phần bụng của nữ giới, là cơ quan nằm ở khoảng không giữa bàng quang và trực tràng, mà cổ tử cung là bộ phận khá nhỏ ở phần dưới tử cung. Đầu mở của cổ tử cung thông với âm đạo, chức năng của nó là đường thông của kinh nguyệt chảy ra và cũng là rào chắn vi sinh vật âm đạo và không khí đi vào tử cung, ngoài ra còn cơ thể chống lại những phản ứng viêm nhiễm do kích thích khi sinh hoạt tình dục. Ung thư cổ tử cung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt về sinh lý bình thường của nữ giới, dẫn đến việc sinh hoạt vợ chồng gặp khó khăn.

- Ung thư cổ tử cung gây tổn thương lớn đến tử cung, tử cung là nơi tinh trùng và trứng phát triển, trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư cổ tử cung do nhiều nguyên nhân mà bắt buộc phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn tính mạng, điều này nhìn từ một mặt khác đã vô tình tước bỏ quyền làm mẹ của người phụ nữ, khiến cho nhiều bạn nữ phải chịu tâm lý bất an.

Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng hơn 200.000 phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung, và có khoảng 48.000 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật y học, ung thư cổ tử cung hiện là một trong số các bệnh ung thư có thể dễ dàng phòng tránh được, chỉ cần các chị em đi khám phụ khoa định kỳ, tiêm văc-xin ngừa ung thư cổ tử cung, có thể làm giảm tỷ lệ phát bệnh ung thư cổ tử cung.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Triệu chứng của ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp là gì? Triệu chứng của  bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của chúng tôi.

Bất cứ ai được điều trị bằng tia xạ vùng đầu và cổ khi còn nhỏ phải được bác sĩ khám định kỳ 1-2 năm một lần. Đồng thời, thành viên trong gia đình bị ung thư tuyến giáp dạng tuỷ sẽ cần đến bác sĩ khám. Phần quan trọng nhất của việc kiểm tra sức khỏe là khám thật cẩn thận vùng cổ, tìm các khối u ở tuyến giáp và các hạch bạch huyết lân cận bị to ra. Chụp hình tuyến giáp (scintogram) hoặc siêu âm tuyến giáp có thể được chỉ định cho những người có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.

Triệu chứng ung thư tuyến giáp là cảm thấy có một khối hoặc sờ thấy một nhân ở vùng cổ. Các triệu trứng khác hiếm gặp. Đau hiếm khi là dấu hiệu ung thư tuyến giáp sớm. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có cảm giác đầy hoặc tắc ở cổ, khó thở hoặc khó nuốt, khản giọng hoặc sưng các hạch bạch huyết.

Kết quả hình ảnh cho ung bướu tuyến giáp

Những triệu chứng này có thể là do ung thư tuyến giáp hoặc những bệnh khác ít nghiêm trọng hơn gây nên. Chỉ bác sĩ mới có thể xác định được nguyên nhân gây các triệu chứng ở một người bệnh.

Chuẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp:
Để chuẩn đoán chính xác bệnh ung thư tuyến giáp, các bác sĩ sẽ đề nghị 1 hoặc nhiều xét nghiệm sau đây:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ chuẩn đoán nếu có xuất hiện các khối u ở cổ. Bác sĩ kiểm tra cổ và hạch bạch huyết để có cái nhìn tổng quan về sự tiến triển.

- Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể kiểm tra mức độ bất thường của hormone tuyền giáp trong máu (TSH). Quá nhiều hoặc quá ít TSH có thể do tuyến giáp không hoạt động tốt. Nếu phát hiện sự thay đổi TSH và nghi ung thư tuyến giáp, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nồng độ calcitonin và xét nghiệm máu khác.

- Siêu âm: Một thiết bị siêu âm sử dụng sóng âm thanh mà con người không cảm nhận được. Các sóng âm thành tạo ra mô hình của tiếng vang khi người bệnh bật âm thanh ra khỏi cổ hong. Những tiếng vang tượng trưng cho hình ảnh tuyến giáp và các mô lân cận. Siêu âm có thể phát hiện ra các khối u mà bác sĩ có thể phân tích hình ảnh, kích thước của chúng. Nếu các khối u chứa chất lỏng thì không phải ung thư, nếu là chất rắn thì có thể là ung thư.

- Scan tuyến giáp: Bác sĩ có thể sử dụng máy quét để quét tuyến giáp. Người bệnh phải nuốt một lượng nhỏ chất phóng xạ (iot) và truyền qua máu. Các tế bào tuyến giáp hấp thụ các chất phóng xạ và phản chiếu trên máy quét.

- Sinh thiết: Sinh thiết là phương pháp chuẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp chắc chắn nhất. Một nghiên cứu bệnh học sẽ kiểm tra mẫu mô tuyến giáp phát hiện tế bào ung thư dưới kính hiển vi.

Bệnh ung thư vòm họng có di truyền hay không?

Tỉ lệ những người bị mắc bệnh vung thư vòm họng ở nước ta vô cùng cao, đây là căn bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư đầu cổ và xếp thứ 5 trong những căn bệnh ung thư thường gặp.

Cho đến nay thì vẫn chưa có một báo cáo nào khẳng định được chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư vòm họng nguy hiểm này. Nhưng các nhà khoa học đã tìm ra được các triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng cũng như mối liên hệ giữa ung thư vòm họng và một số gen di truyền. Vậy mối liên hệ đó là gì?


Ung thư vòm họng là loại bệnh ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô của vùng họng.

Theo thống kê trên thế giới tỉ lệ người dân mắc căn bệnh này cao nhất ở Trung Quốc, Châu Phi và một số nước Đông Nam Á, bệnh rất hiếm gặp ở các nước Châu Âu. Ở nước ta theo thống kê chưa đầy đủ bệnh ung thư vòm họng là bệnh đứng đầu trong các bệnh về ung thư vùng đầu cổ với tỉ lệ 9-11 bệnh nhân/ 100.000 dân/năm. Tỉ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới (3/1).

Chưa có một tài liệu nào kết luận cụ thể về nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm họng, có nhiều ý kiến cho rằng ung thư vòm họng có khả năng di truyền. Các nhà khoa học đã tiến hành 1 loạt khảo sát liên quan, kết quả khảo sát cho thấy những người có mối liên hệ mật thiết với người mắc bệnh như cha, mẹ, con có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người không có mối liên hệ với họ. Một điểm cần lưu ý rằng các nhà khoa học vẫn chưa thực sự lý giải được đây là do yêu tố di truyền hay do lây nhiễm từ thói quen sinh hoạt của mọi người trong gia đình.

Một nghiên cứu gần đây về di truyền học cho biết, yếu tố mất gen ức chế hình thành khối u ở bệnh nhân ung thư vòm họng liên quan đến sự phát triển của bệnh. Bên cạnh yếu tố di truyền, một số nguyên nhân khác cũng được tìm thấy như:

- Yếu tố môi trường: bao gồm điều kiện khí hậu,ô nhiễm môi trường, phơi nhiễm hóa chất.

- Tuổi và giới: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới gấp 3 lần. Đây là khẳng định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Nam giới thường có các thói quen như uống bia rượu, hút thuốc lá, sử dụng một số chất kích thích là nguyên nhân gia tăng tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. Ngoài ra những người mắc bênh thường trong độ tuổi từ 30-55 chiếm 70% tỉ lệ người mắc bệnh.

- Thuốc lá: Đây được coi là thủ phạm gây ra những bệnh về tim mạch, hô hấp, phổi và cũng là nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng. Các bác sỹ khuyên bạn không nên sử dụng thuốc lá, tránh tiếp xúc với môi trường khói thuốc.

Ung thư vòm họng là một trong số những loại bệnh lý cá tính, biến chứng lớn. Các bác sỹ cũng đã khuyên bạn nên đi khám định kỳ khi cơ thể mình xuất hiện các biểu hiện bất thường như đau rát vùng họng, chảy máu cam, nghẹt mũi, nhức đầu, nổi hạch ở cổ… thì cần đến các cơ sở chuyên khoa về ung bướu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

Phương pháp điều trị ung thư vòm họng

Chiếm tỷ lệ 1% - 5% số bệnh ung thư của toàn cơ thể, nhưng ung thư vòm họng chỉ đứng thứ 3 trong số các bệnh về tai mũi họng, thế nhưng ung thư vòm họng còn đang có xu hướng ngày một tăng nhanh hơn.

Khi thấy các triệu chứng của bệnh ung thư vòng họng cần phải có các phương pháp điều trị thích hợp. Điều trị ung thư vòm họng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Kế hoạch điều trị ung thư vòm họng dựa trên giai đoạn của ung thư, tổng trạng của người bệnh và các tác dụng phụ. Xạ trị là chủ yếu, có thể kết hợp với hóa trị. Rất mừng các máy xạ trị hiện đại nay đã có sẵn giúp điều trị tốt loại ung thư này. Các thuốc mới hiệu quả có thể tăng thêm kết quả tốt khi điều trị. Chất lượng xạ trị tốt, đủ trị tốt các ung thư nhỏ, khi cần thì phối hợp thêm với hóa trị. Kết hợp với thuốc đặc trị hiệu quả và phát hiện sớm hơn, kết quả điều trị tốt có thể đưa lên mức 60 - 70%.

Điều trị ung thư vòm họng

Sau khi được chẩn đoán, các bác sỹ sẽ xác định giai đoạn của bệnh, căn cứ vào giai đoạn bệnh cùng một vài yếu tố khác để quyết định kế hoạch điều trị và tiên lượng bệnh. Các biện pháp điều trị chính hiện nay gồm có:


Phương pháp phẫu thuật: Do vòm họng nằm ở vị trí giải phẫu chật hẹp và sâu nên trước đây phẫu thuật không có vai trò quan trọng trong điều trị triệt để mà chỉ có vai trò trong việc lấy bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh. Ngày nay với sự tiến bộ của phẫu thuật nền sọ, kết hợp với nội soi đã mở ra cơ hội chữa khỏi bệnh cho những bệnh nhân ung thư vòm thể kém đáp ứng với tia xạ như thể sừng hóa hoặc tái phát. Ngoài ra phẫu thuật còn có thể loại bỏ các hạch di căn ở vùng cổ giai đoạn còn khu trú.


Phương pháp hóa chất: Trước đây hóa chất chỉ được sử dụng khi ung thư vòm có di căn xa hoặc khi điều trị tia xạ thất bại, xu hướng mới hiện nay là điều trị tia xạ kết hợp với hóa chất ngay từ đầu để làm tăng hiệu quả điều trị triệt để khối u. Hóa trị có dạng thuốc uống và dạng thuốc truyền tĩnh mạch. Bác sỹ sẽ quyết định dùng các thuốc nào và trong bao lâu. Ở vào những trường hợp cần thiết, có thể kết hợp cả hóa trị và xạ trị cùng lúc.

Phương pháp tia xạ: Với ung thư vòm hiện nay, xạ trị là phương pháp điều trị quan trọng nhất, chiếu tia xạ cả khối u và hạch cổ nếu có. Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các bác sỹ có thể xác định chính xác trường chiếu tia dựa vào các hình ảnh không gian 3 chiều nhằm tăng tối đa tác dụng của tia xạ trên khối u đồng thời hạn chế làm tổn thương mô lành. Xạ trị ngoài dùng các chùm tai phóng xạ mạnh như tia X chẳng hạn, để phá hủy mô ung thư. 

Người bệnh nằm dài trên một bàn phẳng, máy xạ xoay chuyển xung quanh phát tia nhắm đúng vào vị trí ung thư, chiếu tia xạ từ bên ngoài cổ vào thấu đến vòm họng. Xạ trị gây một số tác dụng phụ tạm thời như da vùng xạ bị mẩn đỏ, nghe không rõ và khô miệng. Xạ trị trong (còn gọi là áp sát) có ống dẫn nguồn phóng xạ đi vào trong khối ung thư hoặc áp sát vào, dùng cho ung thư thật nhỏ hoặc tái phát.

Ngoài các phương pháp điều trị cơ bản như trên thì các nhà khoa học hiện nay đang được nỗ lực nghiên cứu đến các biện pháp điều trị mới dựa trên sinh học phân tử, miễn dịch học, công nghệ gen, … và bước đầu đã cho thấy hiệu quả điều trị tích cực.

Các tiên lượng ung thư vòm họng

Tiên lượng của căn bệnh còn phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn bệnh khi được phát hiện, nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm thì sẽ có tỷ lệ sống trên 5 năm sau điều trị có thể lên đến trên 70%, nhiều trường hợp khỏi hẳn. Với ung thư vòm giai đoạn muộn, thì tỷ lệ tái phát và di căn sau điều trị rất cao, sẽ có tỷ lệ sống thêm trên 5 năm thấp từ 10% tới 40%. 

Bên cạnh đó tiên lượng bệnh nó còn phụ thuộc nhiều vào thể ung thư, ung thư biểu mô không biệt hóa có tiên lượng tốt nhất bởi vì rất nhạy cảm với tia xạ, ung thư mô liên kết có tiên lượng kém nhất.