Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

Nên làm gì khi mẹ bầu đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4?

- Không mặc quần áo chật: Tháng thứ 4 mẹ bầu đang ở thời điểm đầu tam cá nguyệt thứ 2. Lúc này cân nặng của chị em đã có thể tăng thêm 2-4 kg, bụng bầu bắt đầu nhô lên. 


Bạn đã có dáng dấp của một bà bầu thực sự rồi vì thế nên chọn cho mình những bộ quần áo bầu rộng rãi, thoải mái, tránh bó sát bụng vì chúng có thể tạo áp lực khiến chị em bị đau bụng.


Thói quen tập thể dục giúp cơ thể mẹ bầu được vận động, nâng cao sức đề kháng để hạn chế nguy cơ bệnh tật trong thai kỳ (Ảnh minh họa)

- Tập thể dục trong thai kỳ: Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, chị em không nên đứng hay ngồi cùng một tư thế quá lâu mà cần đi lại nhẹ nhàng. Đặc biệt khi mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa thì càng nên tập thể dục. Mẹ bầu có thể lựa chọn vài môn thể thảo nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ…


- Tư thế trong sinh hoạt hàng ngày: Các chuyên gia sản khoa khuyên rằng, phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng về bên trái để tránh chèn ép vùng bụng. Đồng thời không nên với tay lên cao, cúi ngập người… khi bụng bầu đã to.

Mang thai ngoài tử cung mẹ cần phải lưu ý

Mang thai ngoài tử cung

Nếu bạn bị đau bụng âm ỉ và thi thoảng mới có cơn đau nhói, đặc biệt là trước đó bạn chưa đi khám thai lần nào thì cần lưu ý đến triệu chứng của mang thai ngoài tử cung. 

Xem thêm: hội chứng down

Thực tế, ngày nay người ta phát hiện sớm các trường hợp mang thai ngoài tử cung vì chị em đã có ý thức trong việc chăm sóc thai kỳ. 

dau bung duoi khi mang thai thang thu 4 phai lam sao? - 2

Tuy nhiên ở nhiều vùng sâu, vùng xa, nông thôn phụ nữ mang thai tháng thứ 4 bị đau bụng dưới cũng có khả năng là do chửa ngoài tử cung.

Xem thêm: patau

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Hiện tượng này rất thường gặp ở phụ nữ mang thai với các triệu chứng rõ ràng: đau tức vùng bụng dưới, nước tiểu đục và hôi, đôi khi lẫn máu, đi tiểu đau rát, có cảm giác nóng ran.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

Khắc phục chứng ở nóng khi mang thai

chứng ợ nóng

Chứng ợ nóng cũng là một triệu chứng gây khó chịu trong thai kì. Chuyên gia đưa ra lời khuyên cho các mẹ bầu rằng nên tránh xa các loại thực phẩm gây ra chứng ợ hơi như hành, tỏi, hạt tiêu đen, cà chua và các loại quả chứa tinh dầu (như cam, nho, chanh). 


Thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, nước uống có gas, nước tăng lực, đồ ăn vặt và kem cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng này.


Để giảm tình trạng ợ nóng, bà bầu nên tăng cường thực phẩm dạng lỏng như súp, sinh tố, sữa chua, sữa lắc… Đây là thực phẩm có hàm lượng protein cao, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu nhưng dễ tiêu hóa hơn.


Thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, nước uống có gas, nước tăng lực, đồ ăn vặt và kem cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng ợ hơi

Buồn nôn khi mang thai thì nên ăn gì

Buồn nôn

Bà bầu có thể giảm bớt được cảm giác buồn nôn bằng cách hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa carbonhydrate (như ngũ cốc, rau củ, tinh bột, đồ ngọt có chứa đường) và thay vào đó là ăn các loại thực phẩm giàu protein (như trứng, thịt gà, cá).


Theo chuyên gia, phụ nữ thường thích ăn nhiều đồ ăn có chứa carbonhydrate trong suốt giai đoạn mang thai khi mà họ thường xuyên cảm thấy buồn nôn nhất. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng “carbon thực sự được chuyển hóa rất nhanh trong cơ thể” và chúng “làm tăng đường huyết rồi lại hạ xuống nhanh chóng, và khiến cho bạn tiếp tục thấy thèm ăn”.


Mặt khác, protein, có thể khiến phụ nữ mang thai thấy no lâu hơn. Cảm giác no sẽ làm giảm cảm giác buồn nôn.

Xem thêm: hội chứng down

Để giảm bớt cảm giác buồn nôn, hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa carbonhydrate (như ngũ cốc, các loại củ, tinh bột, đồ ngọt có chứa đường)

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

Những lưu ý chọn áo ngực khi mang thai

Kiểu dáng áo ngực 

Áo ngực quai dày và rộng sẽ tản sức nặng đều ra, vai và phần lưng trên sẽ không bị căng. Áo có nút cài trước sẽ giúp mẹ bầu mặc dễ dàng hơn. Mẹ bầu cũng nên chọn loại áo với phần cúp ôm trọn bầu ngực để giảm giảm bớt sự căng tức. 



Áo ngực cài trước sẽ giúp mẹ bầu dễ mặc hơn. (Ảnh minh họa)

Khi thử áo ngực, mẹ vầu hãy chọn một chiếc ôm vừa vặn ở phần dưới ngực chứ không nhô lên trên. Điều quan trọng là ngực phải được nâng đỡ gọn trong từng quả áo. Một bí quyết chọn áo ngực vừa vặn là mẹ bầu nên nghiêng người về trước sao cho bầu ngực rơi trọn vào trong quả áo, thay vì kéo áo qua ngực rồi “nhét” ngực vào quả áo.

Chất liệu áo ngực 

Chất liệu vải áo cũng là điều các mẹ bầu nên quan tâm. Hãy chọn áo có chất liệu mềm mại và ít đường gân ở quả áo. Cúp áo càng mềm mại thì mẹ sẽ càng cảm thấy thoải mái. 

Xem thêm: double test là gì

Các chất liệu như lông cừu nhân tạo, áo len sợi, áo lông vũ... mẹ không nên chọn. Chất liệu tốt nhấsexlaf bông tinh khiết dệt bằng sợi dài hoặc cotton.

Cách chọn áo ngực phù hợp cho cho bà bầu khi mang thai

Áo ngực không vừa với người sẽ khiến mẹ bầu khó chịu và thậm chí là tăng triệu chứng ốm nghén.


Nhiều chị em phụ nữ nghĩ rằng khi mang thai, ngực phát triển lớn hơn thì chỉ cần chọn áo ngực cỡ lớn hơn là được. Thực tế điều này chưa chính xác. Khi mang thai, ngực mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi do hoormon thai kỳ làm gia tăng lượng máu đến bầu ngực và sự kích thích phát triển của tuyến sữa. 

cach chon ao nguc khi mang bau de vua thoai mai lai khong gay hai tuyen sua - 1

Trong suốt thai kỳ, ngực mẹ bầu sẽ tiếp tục phát triển, đặc biệt là phần ngực dưới và hai bên rìa. Vì vậy mẹ bầu nên chọn những loại áo ngực dành riêng cho mình để đảm bảo sự thoải mái và dễ chịu trong suốt 9 tháng. 

Kích cỡ áo ngực 

Mẹ bầu nên chọn áo ngực với kích cỡ vừa vận, ôm trọn được bầu ngực. Nếu áo ngực quá chật sẽ khiến mẹ thấy khó chịu, ngược lại nếu quá rộng thì mặc đồ sẽ không đẹp và ngực dễ bị chảy xệ. 

Xem thêm: double test là gì

Vì ngực mẹ bầu sẽ tiếp tục phát triển qua từng tháng nên bạn nên chọn loại áo có thể thay đổi nhiều kích cỡ cả ở phần đai và phần dây.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

Dấu hiệu bụng bầu tụt xuống thấp, thai nhi sẵn sàng chào đời

Cuối thai kỳ mẹ sẽ nhận ra những dấu hiệu thai nhi đã tụt xuống dưới khung xương chậu, con chuẩn bị chào đời

Vào những tuần cuối thai kỳ với mẹ bầu như một trận chiến bởi sẽ phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu như khó ngủ, đau lưng, ợ nóng… Hầu hết thời gian này các chị em đều để ý đến những thay đổi của cơ thể để nhận biết dấu hiệu sắp sinh.


Một trong những dấu hiệu đầu tiên mà các mẹ bầu được nghe nhiều nhất đó là thai nhi tụt xuống đáy khung xương chậu. Tuy nhiên liệu có thể khẳng định vào thời điểm nào trong thai kỳ thai nhi sẽ tụt xuống không? Câu trả lời là: “Không”.


Vào những tuần cuối thai kỳ, mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng bụng bầu tụt xuống dưới. (ảnh minh họa)

Trên thực tế, mỗi bà mẹ có một thai kỳ khác nhau và cũng có những trải nghiệm khác nhau. Vì vậy không hề có một công thức cụ thể để dự đoán ngày thai nhi sẽ tụt xuống, nhưng nó sẽ xảy ra vào những tuần cuối thai kỳ.


Cụ thể với những người mang thai lần đầu thì thời gian thai nhi tụt xuống có thể là từ 2-4 tuần trước ngày dự sinh còn với bà mẹ đã từng trải qua nhiều lần sinh nở thì có thể nhận thấy hiện tượng này ngay trước ngày lâm bồn

Mang thai đôi các bé song sinh sẽ lớn lên thế nào suốt 9 tháng 10 ngày?

Trong 9 tháng thai kỳ, sự phát triển của các bé thuộc cặp song sinh có những điểm giống nhưng cũng không ít khác biệt với các bé đơn thai.


Mang thai vốn đã là niềm hạnh phúc với người phụ nữ nhưng mang thai đôi thì niềm vui còn nhân lên gấp bội. Cảm giác không chỉ một mà có đến hai "thiên thần" đang lớn lên trong cơ thể mình sẽ khiến mẹ lo lắng, hồi hộp nhưng cũng đặc biệt hào hứng. Vậy sự phát triển của một cặp song thai sẽ diễn ra như thế nào trong suốt 9 tháng 10 ngày? 


3 TUẦN

Những cặp sinh đôi khác trứng thường phổ biến hơn sinh đôi cùng trứng . Mỗi em bé phát triển từ một trứng thụ tinh riêng biệt. Khoảng tuần thứ ba, mỗi quả trứng đã thụ tinh phát triển thành một quả bóng chứa hàng trăm tế bào, được gọi là phôi thai, và đang cấy vào tử cung.


4 TUẦN

Từ cặp phôi thai, được tạo thành từ hai lớp tế bào, tất cả các cơ quan và các bộ phận cơ thể sẽ phát triển. Vào tuần tới, mỗi phôi sẽ có túi nước ối và nhau thai riêng.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối

Trong những tháng cuối mẹ bầu cần lưu ý kiểm soát cân nặng của bản thân với cân nặng của thai nhi. Nếu mẹ tăng cân quá nhiều trong khi thai nhi chưa đạt chuẩn sẽ khiến mẹ vất vả để giảm cân sau sinh trong khi bé yêu suy dinh dưỡng, thấp còi. Ngược lại nếu thai quá to mẹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ sinh mổ. Tốt nhất là giữ mức cân nặng phù hợp với một chế độ ăn khoa học.


3 tháng cuối, chị em có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày để dễ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Vẫn cần đảm bảo uống đủ nước từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Tránh ăn các loại thực phẩm chứa chất bảo quản, đồ hộp, thức ăn đông lạnh.

tan tan tat bi kip cham soc ba bau khoe manh suot thai ky - 3

Chế độ sinh hoạt

- Nhờ chồng massage chân, lưng để giảm đau nhức. Buối tối hàng ngày bạn có thể ngâm chân nước ấm cùng rượu gừng cũng rất tốt.

- Chị em cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ, tháng cuối mang bầu cần khám thai thường xuyên. Khi có dấu hiệu bất thường như xuất huyết âm đạo, đau đầu, buồn nôn, mắt mờ, thai nhi giảm chuyển động đột ngột cần đi khám càng sớm càng tốt.

- Chuẩn bị mua đồ sơ sinh, lựa chọn bệnh viện sinh với các thủ tục cần thiết như hồ sơ sinh, bảo hiểm y tế…


- Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, lạc quan để quá trình sinh nở thuận lợi cũng như tốt cho tâm lý của trẻ nhỏ sau này.

- Hạn chế quan hệ tình dục vào tháng cuối gần sinh để tránh chuyển dạ sớm.

Trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần bổ sung các kiến thức cần thiết về chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo thai kỳ mẹ tròn con vuông. Bên cạnh đó người thân trong gia đình cần tạo điều kiện giúp đỡ chị em mang thai có thời gian nghỉ ngơi, cũng như chia sẻ khó khăn của bà bầu.

Sự thay đổi của bà bầu trong 3 tháng cuối

Do bụng bầu nhô về phía trước nên cơ lưng của mẹ bầu sẽ trở nên mệt mỏi, đau nhức quá mức do phải nâng đỡ cơ thể.

Xem thêm: double test là gì

Các vết rạn da có màu hồng nhạt, đỏ tía hoặc trắng xuất hiện ở bụng, mông, đùi, bầu ngực với độ to nhỏ khác nhau khi thai nhi càng ngày càng phát triển nhanh chóng. 

tan tan tat bi kip cham soc ba bau khoe manh suot thai ky - 3

Bên cạnh đó hiện tượng tê phù chân tay (xuống máu), khó ngủ, chuột rút có thể xảy ra thường xuyên hơn trong những tháng cuối mang thai.

Xem thêm: patau

Đa số mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện cơn gò Braxton Hicks (chuyển dạ giả) xảy ra thường xuyên và mạnh hơn. Càng gần thời điểm dự kiến sinh mẹ bầu dễ bị mệt do thiếu ngủ và sức nặng của thai nhi do vậy cần tạo điều kiện để nghỉ ngơi nhiều hơn.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Sau khi quan hệ vẫn có kinh ngày liệu có thai không?

Tóm lại quan hệ trước có kinh có thai không? Câu trả lời là có nhưng xác suất mang thai không thai và còn phụ thuộc vào ngày quan hệ trong chu kỳ kinh nguyệt.

Xem thêm: hội chứng down

Sau khi quan hệ vẫn có kinh ngày liệu có thai không?

Sau khi quan hệ tình dục, nếu chị em vẫn có hành kinh bình thường, lượng máu ra nhiều như các lần hành kinh khác, thời gian hành kinh kéo dài 2-7 ngày thì có nghĩa là bạn không có thai.

quan he truoc ngay co kinh nguyet co thai khong? - 3

Còn nếu bạn thấy chỉ xuất hiện một ít máu ở âm đạo trong thời gian ngắn (dưới 2 ngày) thì đây có thể là máu báo về trứng đã được thụ tinh thành công và hợp tử đã làm tổ trong buồng tử cung, khiến chị em ra một chút máu và đau bụng nhẹ. 


Lúc này để biết chính xác về việc bạn có mang thai hay không, bạn cần theo dõi các dấu hiệu mang thai sớm hoặc sử dụng que thử thai để phát hiện nồng độ hormone HCG trong nước tiểu của phụ nữ mang thai.

Quan hệ trước ngày có kinh bao nhiêu ngày là an toàn nhất?

Các chuyên gia cho rằng, khoảng thời gian 10 ngày trước ngày có kinh được xem là an toàn. Nếu các cặp đôi quan hệ với thời điểm này sẽ khó mà mang thai được. Bởi lúc này, các hormone nội tiết trong cơ thể người phụ nữ đã giảm xuống mức thấp nhất, niêm mạc tử cung dần teo lại để chuẩn bị bong ra cho kinh kỳ sắp tới. Ngoài ra, trứng thường rụng vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh 28 ngày.

Xem thêm: nipt là gì

Nhưng thực tế lại khác xa lý thuyết. Chị em cần lưu ý rằng chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người dài ngắn khác nhau, chưa kể đến các yếu tố khách quan có thể tác động đến sức khỏe của bạn khiến vòng kinh bị rối loạn, ngày rụng trứng thay đổi bất ngờ (căng thẳng tâm lý, sử dụng thuốc, xuất hiện bệnh mãn tính…). Do vậy rất khó nói chính xác đây mới là khoảng thời gian an toàn để quan hệ mà không thụ thai.


Và theo thống kê, cách tính ngày an toàn để tránh thai tự nhiên chỉ đạt hiệu quả khoảng 60% - 70%. Những chị em có vòng kinh không đều không thể áp dụng phương pháp này được. Nếu bạn chưa muốn mang thai sinh nở thì cách tốt nhất là sử dụng bao cao su hoặc uống thuốc tránh thai hàng ngày.


Vẫn có khả năng mang thai mặc dù bạn đã cẩn thận tính ngày quan hệ an toàn.

Tóm lại quan hệ trước có kinh có thai không? Câu trả lời là có nhưng xác suất mang thai không thai và còn phụ thuộc vào ngày quan hệ trong chu kỳ kinh nguyệt.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019

Mẹ mang thai nên ăn các loại rau này

Cải xoăn

Cải xoăn là một loại rau lá xanh có nguồn gốc ở hầu hết châu Âu, Bắc Phi, Tây Á và được trồng rộng rãi như một loại rau ăn lá. 


Phần đặc biệt của loại cây này là sự phong phú về chất xơ, vitamin và canxi. Giá trị dinh dưỡng của cải xoăn giúp em bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.

nhung loai rau tot cho phu nu mang thai - 2

Bắp cải

Bắp cải có 2 loại xanh hoặc tím, được trồng như một loại rau ăn quanh năm. Bắp cải là một loại rau nhiều lớp và phát triển tốt ở thời tiết mát mẻ. Đối với phụ nữ mang thai, bắp cải có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của thai nhi.


Phụ nữ mang thai cần tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều chất sắt, một vi chất giúp giảm nguy cơ sinh non. Họ cũng cần lượng canxi đáng kể phục vụ cho phát triển xương và răng. Hai vi chất này có nhiều trong bắp cải, vì vậy ăn bắp cải mỗi ngày là bạn và thai nhi được bổ sung đầy đủ cho việc phát triển khỏe mạnh.

Những loại rau tốt cho phụ nữ mang thai

Mang thai là một giai đoạn đáng nhớ trong cuộc đời của người phụ nữ. Ai cũng mong muốn có sức khỏe tốt nhất để khi sinh con của chúng ta được khỏe mạnh.


Việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày sao cho vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và cho con, vừa tốt cho sức khỏe là tất yếu và đáng được lưu tâm.

1. Cà rốt


Cà rốt - tên khoa học là Daucus carota Sativus - là một loại cây ăn củ, thường có màu cam. Cà rốt có nguồn gốc từ châu Âu và phía Tây nam châu Á. Cà rốt cũng giống như các loại rau màu cam (bí ngô) thường chứa lượng rất cao beta-carotene, một tiền vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành vitamin A.

Có rất nhiều lợi ích của cà rốt đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt nhất là đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A giúp cho việc phát triển thị giác của thai nhi và người mẹ.

Ngoài việc rất giàu vitamin A và có lợi cho sức khoẻ của mắt, cà rốt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé như Vitamin C - một loại vi chất có lợi cho việc tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng sản xuất collagen, duy trì sức khỏe và sự phát triển của xương và răng ở phụ nữ mang thai và thai nhi.


Ngoài ra, vitamin C luôn cần thiết để giúp cho sự hấp thu sắt trong cơ thể. Vitamin C cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hóa sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi và ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Bên cạnh vitamin C, cà rốt còn chứa hàm lượng kali rất có lợi cho phụ nữ mang thai để ngăn ngừa chuột rút, duy trì nhịp tim bình thường và tăng lưu lượng máu đến não, giữ cho hệ thống của mạng lưới thần kinh và duy trì mức cholesterol ở mức bình thường.