Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Thiếu sắt, bà bầu dễ bị sảy thai, bong nhau non vì thiếu máu

Sắt là một yếu tố vi lượng trong tạo máu, thiếu sắt gây thiếu máu, rối loạn các cơ quan khác tạo nên vòng luẩn quẩn sức khoẻ yếu, da xanh.

Xem thêm: nipt là gì

Theo các chuyên gia, bất cứ ai cũng cần bổ sung sắt hàng ngày.




PGS Đào Minh Tuấn cho biết về tác dụng của sắt

Sắt ở bà bầu còn thiếu

Sáng 3/11/2016 Hội thảo khoa học chuyên đề "Cập nhật dự phòng và điều trị thiếu sắt/thiếu máu do thiếu sắt” do Bệnh viện Phụ sản Trung ương tổ chức tại Hà Nội.

Xem thêm: patau

PGS TS Vũ Bá Quyết – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết thiếu sắt ở phụ nữ mang thai là vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng tại nhiều quốc gia. Theo thống kê của WHO, 42% phụ nữ mang thai bị thiếu máu trên toàn thế giới, 90% trong số họ đến từ các nước đang phát triển. 

WHO ước tính trong số 529.000 ca tử vong ở người mẹ trên toàn cầu mỗi năm, hơn 50% nguyên nhân do thiếu máu cả trực tiếp và gián tiếp. Điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia năm 2000 cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu và 75% thiếu máu ở phụ nữ có thai là do thiếu sắt. 

Phụ nữ sợ đau, không biết rặn đẻ thì nên chọn sinh mổ?

Tất cả các bệnh viện đều tổ chức lớp học tiền sản để hướng dẫn phụ nữ các bài tập thở nhằm giảm cơn đau cũng như hỗ trợ rặn đẻ đúng cách. 


Ngoài ra, khi đi đẻ, mẹ bầu cũng có thể lựa chọn mũi tiêm “đẻ không đau” để việc vượt cạn được dễ dàng hơn. Do đó, không cần phải lo bản thân sợ đau, không biết rặn đẻ để lựa chọn sinh mổ.  

7 bi mat ve sinh mo ma it ai noi cho me bau biet - 2 

Mẹ tuổi cao thì nên sinh mổ?

Theo số liệu thống kê của thế giới, dù người mẹ mang thai ở độ tuổi 20 hay 30 thì nguy cơ biến chứng sau sinh mổ như nhiễm trùng, dính ổ bụng… vẫn cao hơn so với sinh thường. Vì vậy các bà mẹ lớn tuổi mang thai vẫn hoàn toàn có thể sinh tự nhiên.


Phụ nữ nhỏ nhắn, chiều cao hạn chế, hông nhỏ nên sinh mổ?  

Kích thước và hình dạng của khung xương chậu và kích thước hông không có một sự liên quan nhất định Thực tế khi sinh, mẹ nên nhìn vào mối quan hệ tương xứng giữa xương chậu và kích thước của bào thai mới chính xác. Phụ nữ có vóc dáng nhỏ, hông nhỏ cũng hoàn toàn có khả năng sinh thường thuận lợi.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

Bà bầu ăn nho, con đủ chất, thông minh

Nho là loại trái cây của mùa thu, và nó rất tốt cho phụ nữ mang thai


Các chất dinh dưỡng có trong quả nho

Nho chứa khoảng 65-85% nước, 10-33% đường (glucose và fructose), phlobaphene, axit gallic, acid silicic, quercetin, Anin, glucosides, mono delphinidin và delphinidin, axit hoa quả, axit phosphoric, salicilic, axit chanh , axit formic, axit oxalic, pectin, hợp chất tanin, muối kali, magiê, canxi, mangan, Fe và các vitamin B1, B2, B6, B12, A, C, P, PP, K, acid folic và các enzym.

Vỏ của quả nho của chứa hợp chất tanin và dầu cần thiết. Trong hạt nho cũng có chứa hợp chất tanin, phlobaphene, lecithin, vani và dầu béo.


Nho tốt cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ 

Nho chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của thai nhi. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều nho, mắt trẻ sơ sinh sẽ sáng và tốt hơn vì nho chứa rất nhiều vitamin A và hợp chất flavonol có ích cho việc phát triển thị lực.


Ngoài ra, trẻ cũng hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng từ mẹ do nho có rất nhiều vitamin B. Loại vitamin này giúp kiểm soát tốc độ trao đổi chất ở phụ nữ có thai.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ khi mang thai

Nếu bạn so sánh cân nặng của tuần trước và tuần này, có thể bạn sẽ nhận thấy cân nặng của mình không thay đổi - hoặc thậm chí giảm đi. Điều này có nghĩa, cuối cùng, bạn không cần phải tăng cân trong thời kì mang thai nữa.


Cơ thể bạn có thể đang chuẩn bị cho giai đoạn đầu của việc sinh nở. Dù sao, hãy nhớ rằng ngày sinh nở mà bạn ước chừng chỉ là một sự dự đoán, và rất ít các em bé được sinh ra theo đúng ngày đã dự đoán trước đó. Bạn có thể lâm bồn bất kì lúc nào từ bây giờ cho tới vài tuần sắp tới. Khi hooc-môn oxytocin đi vào máu của bạn, chúng sẽ kích thích cơ thể bạn tiết ra hooc-môn tương tự, và hooc-môn này sẽ kích động cảm giác đau đẻ. Hooc-môn cortisol sẽ thay đổi một số các hooc-môn khác trong cơ thể bạn, bởi vậy cơ thể bạn sẽ điều chế các loại hóa chất như prostaglandins - thứ sẽ làm mềm cổ tử cung.

thai nhi 38 tuan tuoi: tiet hormone thuc giuc me chuyen da - 1

Những lưu ý cần thiết cho mẹ

Bạn nên có một cuộc hẹn khám tiền sản vào tuần thứ 38 để bác sĩ cũng như nữ hộ sinh đo kích cỡ tử cung của bạn, cũng như đo huyết áp và kiển tra nồng độ protein qua nước tiểu. Họ cũng sẽ bàn bạc cùng bạn về những lựa chọn nếu như quá trình mang thai quá 41 tuần. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về vấn đề mang thai cũng như sinh nở, đừng ngần ngại mà hãy đặt ra câu hỏi.


Trong khi đó, với việc sinh nở sắp diễn ra, hãy đảm bảo bạn luôn mang điện thoại có chứa những số điện thoại của người thân cũng như bác sĩ, nữ hộ sinh bên mình và luôn ở gần nhà. Bạn hoặc chồng mình có thể đóng gói những thực phẩm có ích để giúp cả hai vượt qua ngày lâm bồn, và đừng quên luôn sạc điện thoại, máy quay camera hoặc máy tính bảng. Bạn cũng có thể cần rất nhiều tiền lẻ để dành cho việc đỗ xe và mua đồ từ máy bán hàng tự động.

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

Tiếp xúc với dao mổ từ trong bào thai, em bé này vẫn phát triển ngoạn mục

Em bé người Anh đầu tiên được phẫu thuật cột sống từ trong bào thai đã có thể đi được với sự giúp đỡ của chiếc xe nạng.

Xem thêm: nipt là gì

Bé Frankie Lavis được chẩn đoán bị tật nứt đốt sống – một loại dị tật tạo ra khoảng trống trong cột sống – ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ ở tuần 20 thai kỳ.

Khi đó, bố mẹ bé Frankie chỉ có 2 lựa chọn là chấm dứt thai kỳ hoặc cố gắng đợi cho đến khi bé chào đời sẽ bắt đầu chữa trị.



Bé Frankie đang tập những bước đi đầu tiên vơi sự hỗ trợ của xe nạng. 

Tuy nhiên, sau khi tham khảo tài liệu về tật nứt đốt sống ở thai nhi, họ đã tìm hiểu được phương pháp can thiệp trước khi bé chào đời, tuy nhiên phương pháp này không được thực hiện tại Anh.

Dù vậy cặp đôi Gina và Dan vẫn quyết định áp dụng phương pháp chữa trị ngay từ khi bé còn nằm trong tử cung để giảm tối đa những khuyết tật mà bé mắc phải trước khi chào đời.


Họ đã vượt chặng đường đến Bỉ để thực hiện ca phẫu thuật không hề đơn giản này và người trực tiếp phẫu thuật cho mẹ bầu Gina là giáo sư hàng đầu Jan Deprest – người đứng đầu một trong 4 trung tâm có thể thực hiện được ca phẫu thuật trong bào thai ở châu Âu.

Nuôi con bằng sữa mẹ và luyện tập thể thao là cách giảm cân tốt sau sinh

Ngay sau sinh, cơ thể bạn sẽ giảm ngay khoảng 5kg (= cân nặng của con + bánh nhau + nước ối). Trong vòng 1 tháng đầu tiên, tuyệt đại đa số chúng ta sẽ giảm cân và eo rất chậm. Đừng lo lắng gì cả. Không nịt bụng, quấn chặt vì điều này có thể gây hại cho tử cung.


Nhưng có một cách giảm cân tự nhiên rất dễ dàng là hãy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Lượng mỡ được tích tụ trong quá trình mang thai với vai trò bảo vệ bào thai và là nguồn dự trữ để cơ thể sản xuất sữa mẹ. Cứ cho con bú và chăm chỉ vắt sữa, bạn sẽ xuống cân rất nhanh.


Không có người phụ nữ nào không tăng cân khi mang thai, sinh nở. Chúng ta mất 9 tháng để béo lên thì cũng cần ít nhất 9 tháng để gầy đi. Hãy coi việc giảm cân này là một hành trình, trải nghiệm…chứ không phải một áp lực.

Tuy nhiên cũng đừng dễ dãi với bản thân và hài lòng với cái bụng béo. Đây không chỉ là vấn đề thẩm mỹ. Cái bụng béo và lượng mỡ dư thừa đồng nghĩa với nguy cơ bệnh tật. Chẳng có cái gì gọi là “béo khỏe béo đẹp” ở đây cả.


Tập luyện thể thao

Với các mẹ sinh thường có thể bắt đầu tập yoga cơ bản từ 2-3 tuần sau sinh. Còn với các mẹ sinh mổ cần chờ hết 1 tháng đầu tiên không tập luyện gì. Hết 1 tháng thì nên đi đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra vết mổ. Nếu bác sĩ cho phép thì bắt đầu tập nhẹ nhàng.


Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

Thai nhi 33 tuần tuổi: Quay đầu đòi ra

Cuộc sống bên trong tử cung của bé đã trở nên gò bó, chật hẹp vì vậy mẹ đừng mong đợi thai nhi sẽ hoạt bát như tháng trước.

Dưới đây là những thay đổi cụ thể của thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:


Sự phát triển của thai nhi

Thai nhi tiếp tục phát triển đạt 44cm về chiều dài và 2kg về cân nặng. Mặc dù xương đã trở nên linh hoạt, giờ đây chúng vẫn tiếp tục trở nên cứng cáp và đặc hơn. Xương sọ là một ngoại lệ khi vẫn duy trì cách biệt và khá mềm, bởi vậy em bé có thể được sinh ra bằng cách sinh đẻ qua đường ống. Bộ não cùng hệ thống thần kinh đã phát triển đầy đủ, sẵn sàng để chào đời.

Cuộc sống bên trong tử cung của bé đã trở nên gò bó, với các chi uốn gập lại, vậy nên cũng sẽ có khi bạn cảm thấy con đang chuyển động trong cơ thể, nhưng đừng mong đợi chúng sẽ hoạt bát như tháng trước. Hầu hết các em bé sẽ ở trong tình trạng lộn ngược với đầu trở xuống trong thời kì này, để chuẩn bị cho cuộc sinh nở, nhưng tất nhiên không phải là tất cả - một số sẽ tiếp tục thay đổi vị trí.

Thai nhi sẽ ngủ nhiều hơn, giống như một đứa bé sơ sinh.


Các chi của bé giờ bị gập lại không được thoải mái (Ảnh minh họa)

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Bạn sẽ tiếp tục tăng cân, nhưng hãy nhớ bổ sung những thực đơn giàu dinh dưỡng về mặt vitamin và khoáng chất, bao gồm canxi.


Thai nhi sẽ hấp thụ canxi từ mẹ, giúp xương trở nên cứng cáp hơn, vì vậy xương của bạn sẽ phải chịu đựng nếu bạn không bổ sung đủ canxi. Nếu bạn lo lắng về vấn đề tăng cân, hãy nói chuyện với các nữ hộ sinh hoặc bác sĩ - người có thể cung cấp cho bạn những lời khuyên thích hợp và đảm bảo cho quá trình sinh nở của bạn. Đừng bao giờ bỏ bữa bởi vì bạn nghĩ mình tăng cân quá nhiều!

Mẹ mang thai nên ăn bao nhiêu trứng 1 tuần là tốt?

Còn theo theo thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi - Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam, trứng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thành phần có đủ chất đạm, chất béo, vitamin và khoảng chất. Đạm của trứng có đầy đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối thích hợp nên hấp thu tốt.


Ngoài ra, trứng còn có nguồn chất béo quý là lecithin có tác dụng điều hòa cholesterol. “Trứng gà có nhiều vitamin và chất khoáng: vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3. Với giá trị dinh dưỡng ưu việt đó, bổ sung thêm trứng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai vào khẩu phần ăn hàng ngày một lượng thích hợp rất tốt”, bác sĩ Tường Vi cho biết.


Bác sĩ cũng khuyến cáo, các mẹ bầu nên bổ sung trứng trong khẩu phần ăn từ 3-4 quả/ tuần. 


Các trường hợp bà bầu có tăng huyết áp, rối loạn mỡ, đái tháo đường,…chỉ nên ăn 2 quả/tuần và có sự tư vấn của các chuyên gia để có chế độ ăn thích hợp.

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2019

Phẫu thuật khi thai nhi còn trong bụng mẹ

Một trường hợp thai nhi được phẫu thuật ngay trong bụng mẹ nữa là trường hợp của bệnh nhân Kylie Bowlen khi đang mang thai đến tuần thứ 22.

Xem thêm: nipt là gì

Thai nhi trong bụng của mẹ Kylie bị nhau thai cuốn chặt lấy hai chân, khiến cho máu không lưu thông được, ngăn cản quá trình phát triển của đôi chân. Vì vậy các bác sĩ buộc phải tiến hành phẫu thuật cắt nhau thai cuốn quanh chân thai nhi vì nếu không, đứa bé sẽ bị hỏng chân hoàn toàn.



Hình ảnh bé Leah Bowlen bên bố mẹ. 

Bác sĩ đã phải sử dụng một chiếc kính nhỏ đường kính khoảng 2mm đặt trong bụng người mẹ, sau đó dùng tia laze và dòng điện để cắt dây cuốn quanh chân trái. Bên chân phải đã bị thương tổn và không thể phẫu thuật ngay được. 

Xem thêm: patau

Do đó họ phải đợi cho đến khi đứa bé chào đời mới tiến hành phẫu thuật tiếp. Bốn ngày sau khi em bé được sinh ra, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật phục hồi chân phải cho bé và ca phẫu thuật may mắn đã thành công. 

Phẫu thuật cắt bỏ khối u ở miệng cho thai nhi

Vào năm 2013 khi đang mang bầu ở tuần 12 thai kỳ, bà mẹ Lesly Leiva đã nhận được hung tin khủng khiếp khi các bác sĩ phát hiện em bé trong bụng có một khối u lớn mọc ra từ miệng.


“Các bác sĩ cho biết em bé có cơ hội sống rất thấp và sẽ không thể tồn tại trước khi được sinh ra.”,mẹ Leiva kể lại. Sau thời gian đó, bà mẹ 23 tuổi đã đến gặp một chuyên gia khoa sản tại bệnh viện Nhi Philadelphia và chính vị bác sĩ này đã tạo cho cô niềm hy vọng về sự sống của em bé trong bụng.


Sau khi chào đời, em bé có sức khỏe tốt. 

Và vào tháng 10/2013, ở tuần 35 thai kỳ, tiến sĩ Holly Hedrick đã thực hiện một ca phẫu thuật cực hiếm ngay trong tử cung của Leiva để loại bỏ khối u trên miệng thai nhi. “Em bé có thể sẽ không sống sót nếu khối u không được loại bỏ bởi sẽ gây tắc đường thở.”, tiến sĩ Hedrick nói.


Em bé Lilly Flores sau đó đã chào đời đúng ngày tháng với sức khỏe hoàn toàn bình thường. “Hiện tại bé Lilly đã được 3 tuổi, phát triển tốt. Bé có thể ăn, uống và thở bằng miệng dù có vết sẹo lớn ở vùng này. Bé cũng đang lớn và có chiều cao tốt giống như bạn bè của cô bé. Sự sống của em bé đúng là một phép màu.”, mẹ Leiva hạnh phúc nói.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Mổ đẻ không thấy con vì mẹ mắc hội chứng mang thai giả

Các bác sĩ ở Brazil đã tiến hành mổ đẻ cấp cứu cho một phụ nữ mang bầu 41 tuần và đang trong tình trạng chuyển dạ, nhưng vô cùng sửng sốt khi không thấy thai nhi trong bụng người mẹ.


Người mẹ mong muốn có con mắc hội chứng mang thai giả và kết quả là mổ đẻ nhưng không thấy thai nhi trong bụng mẹ. 

Trước đó, người phụ nữ 37 tuổi ở Cabo Frio, đông nam Brazil này đã tới bệnh viện phụ sản của thành phố với một chiếc bụng to nặng nề và bằng chứng cho việc cô sắp sinh là trước đó cô đã thăm khám tại bệnh viện và được xác định mang bầu ở tuần thứ 41. 


Khi không thể phát hiện thấy nhịp tim của thai nhi và người mẹ đang trong tình trạng đau thắt dữ dội, các bác sĩ đã gấp rút đưa thai phụ tới phòng mổ đẻ nhằm cứu mạng thai nhi. Tuy nhiên sau khi tiến hành phẫu thuật, họ đã không thể tìm thấy thai nhi nào trong bụng.

Xem thêm: double test là gì

Cô đã được chẩn đoán là mắc hội chứng mang thai giả. Hội chứng hiếm gặp này xảy ra khi một phụ nữ không mang thai tự thuyết phục bản thân rằng cô đang có bầu và cũng xuất hiện mọi triệu chứng điển hình khác của quá trình mang thai. Ngay sau đó, cô đã được đưa vào bệnh viện điều trị tâm lý.

Bác sĩ phụ sản hốt hoảng vì không thấy thai nhi trong bụng mẹ

Những câu chuyện bác sĩ rạch bụng bệnh nhân trong ca sinh mổ nhưng lại không thấy em bé tưởng chừng rất khó tin nhưng lại là chuyện có thật.


Chọn phương pháp sinh mổ nhưng con chào đời qua đường âm đạo

Amber Hughes 21 tuổi ở Leicester (Anh) đã có một ca sinh nở đáng nhớ khi cô đau đẻ suốt 36 tiếng đồng hồ và vô cùng sửng sốt khi bác sĩ mổ đẻ nói không tìm thấy đứa bé trong bụng mẹ.

Amber cùng người bạn đời Daniel, 25 tuổi đã có với nhau 3 đứa con. Cả hai đều rất trông đợi đứa con thứ 4 đã được đặt tên là Olly ra đời. Các bác sĩ cảnh báo Amber có nguy cơ sinh non. Amber vỡ ối khi mới mang thai 28 tuần. 16 ngày sau, cô bắt đầu trở dạ. Amber phải chịu đựng cơn đau đẻ suốt 36 tiếng đồng hồ, cuối cùng các bác sĩ quyết định mổ bắt con.


Gia đình Amber.

Tuy nhiên, toàn bộ êkip mổ đã vô cùng sửng sốt khi họ tiến hành mổ đẻ nhưng không nhìn thấy đứa bé nào. 2 phút sau, mọi người như vỡ òa khi nghe tiếng khóc ré lên ở dưới tấm chăn. Nguyên nhân là trong khi bác sĩ quyết định mổ lấy đứa bé thì người mẹ 21 tuổi này đã "đẩy" bé ra bằng đường sinh thường. Các bác sĩ đành gấp rút khâu lại vết mổ trên bụng sản phụ. Trên bụng cô giờ đây có một vết sẹo dài mà theo cô là đáng lẽ ra không cần thiết phải tồn tại.


Amber chia sẻ cô rất mong Olly được sinh thường nhưng các bác sĩ nói rằng cậu bé không thể tự chui ra và nếu để lâu hơn sẽ rất nguy hiểm. Amber kể lại: "Lúc bác sĩ nói không thấy con, tôi như chết lặng. Các bác sĩ cũng vô cùng hoảng loạn. Mãi 2 phút sau khi nghe tiếng khóc, họ mới lật tấm chăn lên thì thấy Olly đang nằm giữa hai chân tôi".