Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Bổ sung canxi cho bà bầu bao nhiêu là đủ?

Nhu cầu bổ sung canxi của phụ nữ mang thai tăng lên theo từng giai đoạn của thai kỳ vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển càng cần bổ sung liều lượng canxi nhiều hơn. 

Xem them: hội chứng down

Trong 3 tháng đầu nhu cầu là 800mg, 3 tháng giữa là 1.000mg, 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500mg.

Nếu mẹ không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày thì thai nhi sẽ lấy lượng canxi thiếu đó từ chính xương của cơ thể mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của mẹ. Sẽ có khoảng 30g canxi được chuyển từ cơ thể mẹ đến bào thai trong toàn bộ quá trình thai kì và 80% quá trình này xảy ra trong 3 tháng cuối. Vì thế bổ sung canxi đầy đủ và đúng liều là hết sức cần thiết.

Bổ sung canxi cho bà bầu bao nhiêu là đủ? 1

Việc bổ sung canxi đầy đủ khi mang thai có thể giảm tính nhạy cảm trong mạch máu, ức chế sự phản ứng của cơ trơn mạch máu đối với vật chất nâng áp lực trong cơ thể. Do đó, canxi có thể phòng ngừa chứng tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai.

Trong giai đoạn sau của thai kỳ, để phát triển xương khớp của thai nhi nên cuống rốn tiết ra một lượng estrogen cản trở việc tái hấp thu canxi của xương trong cơ thể mẹ. Khi canxi trong máu mẹ giảm, hoạt động bài tiết hormon của tuyến cận giáp tăng lên. 


Dưới tác dụng của hormon cận giáp làm cho phốt pho trong xương hòa tan, chuyển vào tuần hoàn máu đồng thời gia tăng sự hấp thu canxi trong đường ruột để giữ mức canxi trong máu. Nồng độ hormon của tuyến cận giáp có liên quan trực tiếp tới huyết áp, hormon của tuyến cận giáp cao thì huyết áp càng tăng. Vì vậy, nếu được bổ sung canxi đầy đủ có thể giảm nhẹ sự bài tiết hormon của tuyến cận giáp do canxi trong máu tụt xuống gây ra, làm cho huyết áp hạ xuống và duy trì ở mức thấp.

Đối với thai thiếu canxi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, thấp còi…

Tuần đầu tiên mang thai sẽ có triệu chứng như thế nào?

Đau, nhức ngực

Rất nhiều mẹ lầm tưởng dấu hiệu báo có thai tuần đầu với triệu chứng khi sắp tới chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân khi phụ nữ mang thai có dấu hiệu đau đầu ti, đau ngực là do sự tăng lên đáng kể của progesterone và estrogen. Đồng thời sự thay đổi này cũng là sự thay đổi đầu tiên chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ về sau.



Chảy máu bất thường

Rất nhiều phụ nữ bị nhầm lẫn giữa máu kinh và máu báo thai. Tuy nhiên, hai triệu chứng này có thể dễ dàng phân biệt. Máu báo thai có màu đỏ tươi, ra rất ít ở quần chíp.

Đau bụng và buồn nôn

60% phụ nữ có cảm giác buồn nôn, đau bụng giống đau bụng kinh. Triệu chứng này có thể kéo dài suốt ba tháng. Nguyên nhân do sự tăng đột ngột của progesterone khiến dạ dày trở nên nhạy cảm hơn.

Một số triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng trên, thai phụ có thể gặp một số biểu hiện khác như: dị ứng với mùi thức ăn, không ăn được, đi tiểu nhiều bất thường, bụng trướng, cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Hoặc một số phụ nữ thậm chí không có dấu hiệu nào ở những tuần đầu.


Như trường hợp của bạn Linh Anh (Anh Đào – Minh Khai) đi khám phụ khoa định kỳ mới biết mình có tin vui. Chị chia sẻ tôi không có bất cứ triệu chứng mang thai tuần đầu tiên nào. Cũng may nhờ kiểm tra sức khỏe mà biết được để thay đổi thực đơn, nghỉ ngơi cho phù hợp.


Triệu chứng mang thai tuần đầu tiên là gì

Lời khuyên: trong trường hợp nếu không muốn mang thai ngoài ý muốn nên áp dụng các biện pháp ngừa thai an toàn. Đồng thời trang bị những kiến thức về sức khỏe sinh sản, biết được các dấu hiệu mang thai ở những tuần đầu tiên. Việc này rất quan trọng để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe thai phụ và thai nhi. Hoặc trong trường hợp chưa thể sinh con có thể can thiệp nội, ngoại khoa sớm, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Đêm hay đi tiểu nhiều là bệnh gì?

Đêm hay đi tiểu nhiều là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải tuy nhiên hay đi tiểu nhiều là bệnh gì thì không phải ai cũng biết mà phần lớn mọi người chỉ biết mình bị đi tiểu nhiều và cảm thấy rất khó chịu và phiền toái. Sau đây, các chuyên gia của phòng khám đa khoa Bảo Anh có một số chia sẻ về hiện tượng tiểu nhiều mà mọi người cần lưu ý.


Tiểu đêm nhiều là bị bệnh gì?

Đi tiểu là nhu cầu tất yếu của tất cả mọi người, trung bình mỗi ngày mỗi người sẽ đi tiểu khoảng 5 – 6 lần và chủ yếu là đi vào ban ngày chính vì thế hiện tượng tiểu nhiều về đêm có thể được coi là dấu hiệu của các vấn đề bất thường.

Hay đi tiểu đêm là bệnh gì? Các chuyên gia của phòng khám đa khoa Bảo Anh có phân tích như sau:

Có rất nhiều căn bệnh và cả những yếu tố khách quan gây nên hiện tượng tiểu đêm nhiều ở tất cả các đối tượng khác nhau trong đó điển hình nhất là các vấn đề sau đây:

Viêm đường tiết niệu: đường tiết niệu là con đường bài tiết nước tiểu chính thế nên khi đướng tiết niệu bị viêm nhiễm thì bàng quang thường bị kích thích nên người bệnh hay có cảm giác bị buồn tiểu nhiều hơn bình thường mặc dù mỗi lần đi tiểu thì nước tiểu rất ít, khó tiểu…


Khi hay đi tiểu nhiều là bệnh gì

Bàng quang kích thích: đây là một hội chứng khá điển hình mà nhiều người gặp phải. Bình thường mọi người chỉ buồn tiểu khi bàng quang đã đầy nước và không thể chứa thêm nữa nhưng với hiện tượng bàng quang kích thích thì không đầy nước tiểu trong bàng quang mọi người vẫn có cảm giác buồn tiểu và muốn đi tiểu. Kèm theo hiện tượng này là hiện tượng tiểu không kiểm soát.


Các bệnh về sỏi: sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang… là những căn bệnh điển hình mà mọi người có thể hay đi tiểu nhiều thậm chí là tiểu ra máu, tiểu buốt…

Một số bệnh lý khác cũng có thể gây tiểu đêm bao gồm: viêm tuyến tiền liệt, đái tháo đường, phì đại tuyến tiền liệt…

Ngoài những lý do gây ra ở trên thì rất nhiều người bị đi tiểu nhiều lần mà không hề liên quan đến bệnh lý.

Điển hình như: phụ nữ có thai khi thai nhi càng lớn thì bàng quang càng dễ bị chèn ép và đi tiểu nhiều hơn bình thường cả ngày lẫn đêm, uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc là sử dụng quá nhiều thuốc lợi tiểu…

Trên đây là tổng hợp một số vấn đề về hay đi tiểu đêm là bị bệnh gì, các bạn có thể thấy cùng là một triệu chứng đi tiểu nhiều thế nhưng ở mỗi người bệnh mỗi trường hợp khác nhau thì triệu chứng này lại biểu hiện cho một căn bệnh khác nhau thế nên để biết chính xác nhất mọi người cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám.

Những lời khuyên hữu ích dành cho phụ nữ mang thai

Lần khám thứ tư vào khoảng tuần thứ 21 – 22, bác sỹ sẽ thăm khám và siêu âm hình thể. Trong lần siêu âm này, bác sĩ có thể phát hiện các bất thường về hình thái của nhai nhi như sứt môi, dị dạng ở cơ quan, đặc biệt là các bất thường về tim và hệ xương để từ đó có can thiệp kịp thời. Đồng thời, trong lần khám thai này, bạn cũng có thể sẽ phải làm các xét nghiệm nước tiểu hay xét nghiệm máu…


– Lần khám thứ năm là 26 tuần, bạn sẽ được thăm khám và tiêm phòng mũi uốn ván đầu tiên. Trong lần khám thai này sẽ kiểm tra xem mức độ phát triển của thai như thế nào, có đạt chuẩn so với quy định hay không và nếu bạn có thắc mắc gì về thai nhi thì cũng có thể hỏi để bác sỹ tư vấn cho nhé.

– Lần thứ sáu từ tuần thứ 30 – 31, bác sỹ sẽ khám theo dõi, làm siêu âm cuối cùng để kiểm tra xem thai nhi có dị tật hay bị các bệnh tim hay não bẩm sinh hay không. Đồng thời, trong lần khám thai này, bạn sẽ tiêm mũi uốn ván thứ hai.

– Lần thứ bảy vào tuần thứ 36, bác sỹ sẽ khám theo dõi, làm xét nghiệm dịch âm đạo, dự kiến về cân nặng của bé, kiểm tra xem tình trạng nước ối như thế nào, đồng thời bác sỹ cũng có thể đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh cho bạn.
Lời khuyên dành cho phụ nữ mang thai

Bạn Hằng thân mến, với những lần khám thai quan trọng chúng tôi vừa cung cấp, chắc bạn cũng đã biết được khám thai mấy lần là đủ. Nếu tình trạng sức khỏe của bạn tốt thì bạn cũng không nên quá lạm dụng việc đi khám thai và siêu âm nhé.


Lời khuyên dành cho phụ nữ mang thai là không nên quá lạm dụng việc khám thai

Vì như vậy, không chỉ tốn thời gian tiền bạc mà việc bạn đi lại cũng sẽ rất mệt. Do vậy, cạn chỉ cần ghi nhớ những mốc khám thai như ở trên là được nhé. Ngoài ra, trong thời gian mang thai bạn cũng cần phải chú ý một số điều sau đây, đó là:


– Phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ vì khi mang thai sức đề kháng cơ thể thường rất yếu nên rất dễ bị các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và tấn công.

– Khi quan hệ tình dục nên quan hệ nhẹ nhàng.

– Cần phải có chế độ ăn uống khoa học, không nên bồi dưỡng quá mức nhé.

– Không nên sử dụng các thuốc chức năng hay vitamin bừa bãi khi chưa có chỉ định cụ thể của bác sỹ.

– Nếu thấy thai nhi có dấu hiệu gì bất thường như đau bụng, ra máu…thì cần phải đi khám ngay.

– Trong thời gian mang thai, bạn cần phải tránh làm việc nặng nhọc và căng thẳng nhé.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Ý nghĩa của việc phát hiện sớm dị tật thai nhi

Phát hiện sớm dị tật thai nhi bằng sàng lọc trước sinh không xâm lấn có ý nghĩa rất lớn không chỉ với bản thân thai phụ mà còn ảnh hưởng đến thế hệ tương lai và chất lượng cuộc sống của cả xã hội.

Phát hiện thai nhi bất thường bản thân nữ giới sẽ chủ động hơn trong việc nhận định tình hình sức khỏe khi mang thai của mình. Chủ động hơn trong việc lựa chọn giải pháp can thiệp và chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình.

Phát hiện sớm dị tật thai nhi cũng là cách để bác sĩ có nhận định sự tồn tại và phát triển của thai nhi có nguy hiểm đến tình mạng của người mẹ hay không. Mọi can thiệp sớm nhất có thể đều hướng đến đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của cả mẹ và con. Chuẩn bị tốt nhất để chào đón sự ra đời của các bé.


Để đạt được tác dụng như mong muốn của dịch vụ siêm âm, xét nghiệm double test khám thai, bác sĩ nhấn mạnh đến vai trò của việc lựa chọn cơ sở y tế thực hiện khám thai. Năng lực của đội ngũ bác sỹ và tính đầy đủ tiện nghi hiệu quả của trang thiết bị y tế sẽ là điều kiện thiết yếu nhất để nữ giới được phát hiện sớm dị tật thai nhi cũng như được can thiệp chữa trị bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả nhất.

Qua đây, bác sĩ khuyến cáo đến chị em địa chỉ khám thai an toàn. Tại Hà Nội, chị em có thể tín nhiệm phòng khám đa khoa uy tín. Đây là trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản uy tín, phòng khám đã đi vào hoạt động được nhiều năm và kết quả chăm sóc sức khỏe thai sản đạt được đã khẳng định tính hiệu quả của phương pháp thăm khám phụ khoa tại phòng khám.

Các cách để phát hiện thai nhi bất thường

Phát hiện thai nhi bất thường cần phải làm gì là lo lắng của rất nhiều người. Bác sĩ cho biết, việc phát hiện thai nhi bất thường cần được thực hiện bởi các trang thiết bị y tế tại cơ sở chuyên khoa uy tín. Nữ giới nên lưu ý lựa chọn cho mình cơ sở y tế phù hợp để xét nghiệm nipt là gì phát hiện sớm dị tật thai nhi và có biện pháp khắc phục chính xác.

Tư vấn cách phát hiện thai nhi bất thường

Có những em bé chào đời khỏe mạnh và lớn lên trong vòng tay yêu thương chăm sóc của người thân, tuy nhiên cũng có có không ít những số phận bất hạnh khi vừa chào đời các bé đã phải mang trong mình căn bệnh bẩm sinh. Hoặc không thể nhận thức thế giới, không phát triển bình thường, hoặc khuyết tật 1 phần cơ thể và có cả những trường hợp bị mất không lâu sau khi sinh.


Siêu âm để phát hiện thai nhi bất thường

Vấn đề đặt ra đó là: cần phát hiện thai nhi bất thường như thế nào. Có cách nào để phát hiện sớm dị tật thai nhi để kịp thời có những biện pháp can thiệp tránh để lại hậu quả đáng tiếc.

Chia sẻ về vấn đề này, các chuyên gia hàng đầu cho biết: xét nghiệm triple test siêu âm là giải pháp tốt nhất để phát hiện thai nhi bất thường. Trong suốt chu kỳ mang thai, nữ giới cần thực hiện theo lịch khám thai định kỳ. Mỗi lần khám thai đều có ý nghĩa riêng, nhằm mục đích cuối cùng để đảm bảo cơ thể người mẹ hoàn toàn khỏe mạnh và sự tồn tại phát triển của thai nhi là hoàn toàn bình thường.

Trong số các lần khám thai, có các mốc quan trọng để phát hiện sớm dị tật thai nhi mà nữ giới không thể bỏ qua đó là: thai 11- 13; 17 – 18 và 30- 32 tuần tuổi.

Kết quả siêu âm có thể phát hiện thai nhi bất thường ở đầu, mặt, cổ, chân, tay và những bất thường ở não, tim, dạ dày, thận, hệ thống thần kinh và tủy sống; cũng có thể phát hiện các khối u trong bụng thai nhi và nhận định tình trạng khiếm khuyết của một vài cơ quan trong cơ thể.

Từ các kết quả phát hiện thai nhi, thai phụ và người nhà có thể quyết định giữ hay bỏ thai và các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ thực hiện phá thai an toàn nhất theo ý nguyện của chính thai phụ và gia đình.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Những biểu hiện trẻ bị hội chứng Down

Mặt dẹt, đầu to và bé, gáy rộng và phẳng; cổ ngắn, vai tròn; đôi tai thấp nhỏ, dị thường; mắt bị xếch ngang, đôi khi bị lác; mí lộn nếp vào trong; mũi thấp và tẹt; thần kinh kém phát triển.

Ngoài những đặc điểm nêu trên, theo các chuyên gia thống kê, một nửa trẻ bị bệnh hội chứng down bị mắc những bệnh về khuyết tật tim bẩm sinh. Các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa, ung thư máu cũng thường gặp.


Biểu hiện của bệnh Down ở trẻ

Ngày nay, hầu hết các vấn đề trên đều có thể giải quyết được, nên tuổi thọ trung bình của người mắc bệnh Down có thể đạt tới 55 tuổi.

Phương pháp nào để phát hiện được bệnh Down ở thai?


Đo độ mờ da gáy

Đây là một phương pháp trong y học gọi là tầm soát bệnh Down. Các bà mẹ khi mang thai đến tuần thứ 11 – 13 cần phải đến trung tâm là xét nghiệm cụ thể vì từ 11-13 tuần của thai kỳ được cho là thời điểm dễ phát hiện được hội chứng Down ở thai nhi. Có nhiều phương pháp xét nghiệm như là: Thử máu của mẹ để tìm ra các thành phần nội tiết mà nó sụt giảm trong giai đoạn này để các bác sĩ có những dự báo, kết hợp với yếu tố tuổi, sức khỏe của người mẹ. 


Dấu hiệu ốm nghén của bà mẹ ở thời kỳ này khác thường. Ngoài ra, để chẩn đoán sớm bệnh đó là phương pháp siêu âm để phát hiện độ mờ da gáy của các bào thai ở giai đoạn này, độ mờ da gáy dày hay mỏng quyết định đến tình trạng bệnh, độ mờ da gáy càng dày thì nguy cơ mắc hội chứng Down càng tăng.

Cách điều trị bệnh Down

Khi phát hiện nguy cơ trẻ bị mắc hội chứng trong quá trình mang thai. Các bố mẹ cần phải tham vấn với bác sĩ để tìm ra hướng điều trị, phương pháp phù hợp nhất để có lợi cho chính đứa trẻ và cũng như gia đình.

Tại sao trẻ lại bị mắc hội chứng Down ?

Bệnh Down ở trẻ em là căn bệnh mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng không muốn con mình mắc phải. Vì vậy xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh để phát hiện bệnh này là điều bất kỳ bà mẹ nào cũng nên làm. 

hội chứng down (bệnh Down) là do thừa một nhiễm sắc thể số 21, bệnh làm cho trẻ từ khi mới sinh ra có những biểu hiện bất thường về hình thái cũng như chức năng. Hội chứng Down ở trẻ là một căn bệnh nếu không thể chữa trị kịp thời, dứt điểm thì sẽ trở thành gánh nặng khá lớn cho gia đình và xã hội.


Nhiễm sắc thể 21

Tại sao trẻ lại bị mắc hội chứng Down ?

Nguy cơ trẻ mắc hội chứng down gia tăng theo tuổi mẹ, người mẹ càng cao tuổi (trên 35 tuổi) thì nguy cơ trẻ mắc bệnh Down ở trẻ càng cao. Do khi người mẹ càng lớn tuổi thì sự phân chia các tế bào tạo trứng dễ sảy ra sai sót. Các thống kê cho thấy, cứ 350 ca đẻ của những phụ nữ tuổi này có một trẻ sinh ra bị hội chứng Down. Ở tuổi 40, tỷ lệ này tăng vọt lên 1/100 và tuổi 45 là 1/30. Khoảng 85 – 90% số thai nhi mắc bệnh down bị chết từ giai đoạn phôi.


Ngoài ra các ông bố, bà mẹ mang nhiễm sắc (NST) thể chuyển đoạn đều có thể truyền NST bất thường cho con gây ra hội chứng down.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi hoặc tiếp xúc hóa chất khi mới có thai cũng làm tăng nguy cơ thai nhi bị Down

Hội chứng Down nếu không phát hiện kịp thời, trẻ em khi mới sinh ra có thể bị tử vong hoặc chậm phát triển, hoạt động khó khăn trong cuộc sống hàng ngày…

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Ý nghĩa của chỉ số độ mờ da gáy trong sàng lọc dị tật trước sinh

Siêu âm độ mờ da gáy là một trong những chỉ số quan trọng khi siêu âm, giúp phát hiện nguy cơ bị hội chứng down ngay từ những giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Nó sẽ là một thông tin cực kỳ quan trọng trong phân tích đánh giá kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh ở tuần thứ 12 khi làm Double test.

1. Độ mờ da gáy là gì?

Độ mờ da gáy là sự kết tụ chất dịch ở vùng da mặt sau cổ của thai nhi. Tất cả thai nhi đều có kết tụ chất dịch ở vùng cổ, nhưng đối với những trẻ có nguy cơ bị hội chứng Down, số lượng chất dịch này tăng lên đáng kể.

Siêm âm độ mờ da gáy chỉ là một xét nghiệm sàng lọc, được dùng để đánh giá nguy cơ bị Down của thai nhi. Nghĩa là, nếu kết quả độ mờ da gáy của thai nhi có “vấn đề”, mẹ bầu sẽ phải tiến hành thêm một vài xét nghiệm khác để biết chính xác liệu bé có bị Down hay không.


2. Siêu âm đo độ mờ da gáy như thế nào?

Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành đo độ mờ da gáy vào khoảng tuần thứ 11đến tuần thứ 14 của thai kỳ hoặc khi chiều dài đầu mông của bé nằm trong khoảng 45 mm – 85 mm. Nguyên nhân là do trước 11 tuần, thai còn quá nhỏ để cho ra kết quả chính xác về độ mờ da gáy. Ngược lại, sau 14 tuần, những chất dịch dư thừa tích tụ ở vùng gáy sẽ được hấp thụ hết nhờ sự phát triển hệ thống bạch huyết của thai nhi, và sẽ khó có thể phát hiện bất cứ điều gì bất thường ở giai đoạn này nữa.

Không quá cầu kỳ phức tạp, siêu âm độ mờ da gáy cũng giống như những trường hợp siêu âm thai khác. Sau khi bôi một lớp gel lên bụng mẹ bầu, bác sĩ sẽ dùng thiết bị cầm tay quét trên da của bạn. Trong khi siêu âm, mặc dù mẹ có thể cảm nhận được áp lực của đầu dò trên da, nhưng nó không gây bất kỳ thương tổn nào.

Thông thường, siêu âm sẽ được thực hiện qua đường bụng, nhưng với những mẹ bầu có tử cung nghiêng về phía sau hoặc hơi thừa cân, siêu âm bằng đầu dò qua ngã âm đạo sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ đo chiều dài từ đỉnh đầu đến phần cuối xương sống của thai nhi, sau đó sẽ tiếp tục đo độ mờ da gáy. Phần màu trắng trên màn hình siêu âm biểu hiện cho làn da của bé, và phần màu đen là phần dịch tích tụ sau gáy.

3. Độ chính xác của kết quả siêu âm

Khoảng 75% các trường hợp thai nhị làm xét nghiệm triple test được phát hiện nhờ siêu âm độ mờ da gáy. Khả năng chính xác có thể cao hơn nữa nếu siêm âm kết hợp với các bài kiểm tra khác như xét nghiệm máu Double test (90%), siêu âm đánh giá sự “vắng mặt” của xương mũi thai nhi trong 3 tháng đầu tiên (95%)…

Nếu không chắc chắn, mẹ bầu nên chờ khi thai nhi được khoảng 16 tuần và tiến hành chọc ối để có kết quả chính xác hơn. Ngoài ra, mẹ có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi thông qua các siêu âm chi tiết ở tuần thứ 18-20. Các siêu âm này có thể phát hiện “báo động” của các rối loạn nhiễm sắc thể như tay chân ngắn, dị tật tim thai, các vấn đề bất thường ở ruột, thận…

Siêu âm thai ở tuần bao nhiêu thì phát hiện dị tật thai?

Dù có siêu âm thai, bạn cũng sẽ khó phát hiện hội chứng down và một số dị tật do bất thường nhiễm sắc thể khác nếu bỏ qua thời điểm 12-14 tuần.

Theo các bác sĩ, có 3 lần siêu âm được coi là bắt buộc để xác định thai có bình thường hay không, đó là:

12-14 tuần: Ở thời điểm này, siêu âm giúp tính tuổi thai cực kỳ chính xác. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm duy nhất có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm (gây bệnh down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…).

Ngoài 14 tuần, việc đo này sẽ không còn chính xác nữa. Nếu khoảng sáng sau gáy tăng, vào tuần thứ 18, thai phụ cần được chọc ối để chẩn đoán bệnh Down và siêu âm hình thái xem có dị dạng hay không.

21-24 tuần: Nếu người mẹ không quá béo, máy siêu âm tốt và trình độ bác sĩ ổn thì việc siêu âm lúc này có thể giúp phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng.

Lần siêu âm này rất quan trọng vì nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần thứ 28. Sau thời gian đó, nếu kích thích đẻ non thì thai dị tật vẫn có thể sống, và việc chẩn đoán trước sinh sẽ không còn ý nghĩa.

Siêu âm chỉ giúp phát hiện các bất thường về hình thái – nghĩa là những gì nhìn thấy được – chứ không chẩn đoán được các rối loạn về chức năng.

Có khi hình thái của cơ quan không bình thường nhưng chức năng vẫn tốt và ngược lại. Các rối loạn chức năng chỉ có thể phát hiện sau khi em bé ra đời.

30-32 tuần: Lần siêu âm này giúp phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc của não. Ngoài ra, siêu âm lúc 30-32 tuần cũng giúp nhận biết tình trạng phát triển chậm trong tử cung – một nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau đẻ.

Ngoài 3 lần xét nghiệm trên, tất cả các thai phụ nên làm xét nghiệm sàng lọc mang tên xét nghiệm triple test giúp dự đoán nguy cơ dị dạng nhiễm sắc thể của thai. Nếu kết quả dưới 1/250 thì có thể yên tâm là em bé hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm này chính xác đến 95,5%, tuy nhiên cũng chỉ có giá trị khi được thực hiện vào tuần thai 14-17.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

Những bài tập thể dục tốt cho sức khỏe bà bầu

Để có sức khỏe tốt trong thời kỳ mang thai, bạn nên chọn các bài tập đơn giản và nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể và thai nhi

Đi bộ

Là bài tập hỗ trợ tim mạch tốt nhất đối với phụ nữ mang thai. Đi bộ giúp bạn có hệ cơ bắp săn chắc, hoạt động co bóp tử cung được thực hiện dễ dàng hơn, kiểm soát tốt trọng lượng của bản thân, giảm nguy cơ táo bón. Một tác dụng tuyệt vời nữa của đi bộ là có thể giúp bạn giảm được nguy cơ tiền sản giật trong thời kỳ mang thai.


Trong thời gian này, bạn có thể điều chỉnh thời gian, tốc độ cũng như và độ dài của đoạn đường tùy theo khả năng của mình. Bạn cũng nên chú ý đến tình trạng sức khỏe của cơ thể, nếu quá mệt mỏi bạn hãy dừng lại nghỉ ngơi đúng lúc đừng quá gắng sức.

Bài tập thể dục cho bà bầu 6 tháng là tập kegel

Chạy bộ

Chạy bộ là một cách nhanh và hiệu quả nhất để giúp trái tim của bạn khỏe mạnh. Chạy bộ nhẹ nhàng rất thích hợp cho chị em mang thai trong thời gian đầu. Mỗi ngày bạn hãy dành khoảng 15 phút cho bài tập này nó sẽ có ích cho qua trình mang thai giúp tim của bạn và bé đều khỏe mạnh.

Bạn hãy nhớ chạy bộ nhẹ nhàng khác hoàn toàn với chạy tốc độ thế nên hãy kiểm soát tốc độ của mình thật tốt.

Bơi lội

Bơi lội được xem như là bài tập tốt và an toàn nhất cho phụ nữ mang thai. Môn thể thao này tuyệt vời bởi nó mang lại lợi ích tốt cho tim mạch, nó cho phép bạn kiểm soát tốt trọng lượng của bản thân khi bạn phải sử dụng gần như toàn thân để hoạt động.


Hơn thế, nước được coi là môi trường thuận lợi trong thời gian mang thai vì nó giúp giải toả stress và sức ép lên các cơ bị tác động nhiều. Khi bơi lội phụ nữ mang thai sẽ có cảm giác thoải mái hơn, giảm bớt các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi chân tay, cơ bắp.

Ngoài ra, một số phụ nữ mang thai có thể thực hiện các bài tập thể dục dưới nước để giúp các khớp của bạn được vận động nhẹ nhàng và làm cho chân bạn không bị phù nề.

Khi mang thai cần tránh những điều gì?

Tự ý mua, uống thuốc chữa bệnh khi mang thai

Bởi vì có nhiều loại thuốc có thể giúp bạn nhanh lành bệnh, an toàn cho mẹ nhưng lại gây nguy hiểm cho thai nhi, do đó khi bị bệnh bạn cần đến bác sỹ để được hướng dẫn điều trị phù hợp, tuyệt đối không được tự kê đoan cho bản thân khi chưa hỏi ý kiến bác sỹ nhé. Việc sử dụng thuốc trong quá trình mang thai cần cẩn thận cả về loại thuốc, liều lượng, thời điểm uống thuốc để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé.


Đi giày cao gót là điều cần tránh khi mang thai

Đây là việc làm cực kỳ nguy hiểm dù biết giày cao gót giúp bạn trông đẹp hơn, tôn dáng hơn nhưng khi mang thai thì bạn tuyệt đối nói không với phụ kiện này nhé. Vì chỉ cần một chút sơ sẩy do giày cao gót mang lại như sẩy chân, gãy gót giày,… thôi sẽ mang lại hậu quả khôn lường như thai bị tổn thương, sẩy thai thậm chí tử vong cho cả mẹ bầu và bé nữa đấy.

loat thuc pham tuong bo duong nhung lai gay hai cho me bau - 3

Quan hệ vợ chồng gây nguy hiểm cho thai nhi

Đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 1 tháng cuối trước khi sinh, vì khi lên đến “cao trào” tử cung của mẹ sẽ co bóp mạnh có thể gây sẩy thai, sinh non rất nguy hiểm. Do đó, để đảm bảo an toàn mẹ bầu nên tránh quan hệ vợ chồng trong thời gian nhạy cảm này nhé, nếu vợ chồng muốn gần gũi, bạn có thể tìm hiểu các tư thế quan hệ an toàn nhưng tốt nhất là không nên quan hệ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi nhé.


Trên đây là 6 điều bà bầu cần tránh khi mang thai mà các bạn cần tham khảo để có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho chính mình và thai nhi nhé. Không chỉ mẹ bầu mà các bạn gái chuẩn bị lập gia đình hay có kế hoạch sinh con cũng cần tìm hiểu để có những chủ động cần thiết nhằm có một kỳ mang thai an toàn, tạo nền tảng cho các bé có khả năng phát triển toàn diện sau này nhé.

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Vì sao NIPT lại chính xác - an toàn – đơn giản?

Chính xác: Xét nghiệm được thực hiện dựa trên vật liệu di truyền của chính thai nhi (ADN) bằng cách trích li một lượng ADN tự do của thai nhi lưu thông trong máu người mẹ.

An toàn: Thực hiện xét nghiệm bằng máu mẹ, phương thức lấy máu phổ thông bằng ống máu hút chân không, hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi.


Đơn giản: Chỉ bằng một bước lấy máu mẹ.

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng gọi 1900 6765 hoặc chat trực tiếp với nhân viên chúng tôi để được tư vấn.

Kết quả hình ảnh cho xét nghiệm nipt
Vì sao nên chọn NIPT?


Tại thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ, phương pháp sàng lọc truyền thống kết hợp giữa xét nghiệm máu và siêu âm vẫn có hạn chế về độ chính xác. Vẫn còn tỷ lệ dương tính giả 5%. Có nghĩa là có 5% các ca thực hiện sàng lọc có kết quả nhận định bé có nguy cơ bị bệnh Down cao nhưng thực tế bé không mắc bệnh Down. Và cũng có 5% âm tính giả. Có nghĩa là có 5% các ca thực hiện sàng lọc có kết quả nhận định bé có nguy cơ bị bệnh down thấp nhưng thực tế bé lại có nguy cơ cao mắc bệnh Down.

Xem thêm: nipt là gì

Với tỷ lệ chính xác đến 99,9%, NIPT đảm bảo sàng lọc chuẩn xác và hạn chế tối đa tỷ lệ dương tính giả và âm tính giả.

Tại thời điểm 3 tháng giữa thai kỳ, với những thai phụ có kết quả sàng lọc Down nguy cơ cao, bác sỹ sẽ đề nghị thực hiện thủ thuật sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối. Đây là thủ thuật chẩn đoán giúp xác định lại về nguy cơ mắc bệnh Down của thai nhi. Hai thủ thuật này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng và nguy cơ gây sẩy thai. Với cách xét nghiệm bằng máu mẹ, NIPT hoàn toàn không gây ra bất cứ nguy cơ nhiễm trùng hay nguy cơ sẩy thai nào.

NIPT là gì?Có bao nhiêu loại xét nghiệm NIPT?

Xét nghiệm tiền sản NIPT (Non Invasive Prenatal genetic Tesing) là gì? chi phí xét nghiệm nipt là bao nhiêu? là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn thông qua giải trình tự DNA (chất liệu di truyền) thai nhi từ máu phụ nữ mang thai để phát hiện bất thường nhiễm sắc thể (NST). NIPT có độ chính xác cao, quy trình thu mẫu an toàn, đơn giản dùng để phát hiện các tình trạng bất thường về số lượng nhiễm sắc thể (NST) của thai nhi.

Có bao nhiêu loại xét nghiệm NIPT?

Hiện có 02 loại xét nghiệm NIPT uy tín với số lượng xét nghiệm đã thực hiện tại Việt Nam lên đến hơn 500 mẫu: Xét nghiệm Harmony và xét nghiệm Panorama.

1) Xét nghiệm Harmony

Xét nghiệm Harmony là gì?

Harmony™ Prenatal Test là một xét nghiệm không xâm lấn nhưng có giá trị như xét nghiệm chẩn đoán Hội chứng Down trước sinh bằng cách ly trích các Cell free DNA của thai trong máu mẹ. Xét nghiệm này có thể thực hiện từ lúc thai 10 tuần với độ chính xác đạt >99% và tỷ lệ dương tính giả thấp # 0.1%.

Xét nghiệm Harmony sẽ cho tôi biết những gì?

Xét nghiệm Tiền Sản Harmony xác định nguy cơ NST thể tam bội ở thai nhi qua việc đo lượng NST tương ứng trong máu của người mẹ. Xét nghiệm Harmony đánh giá các nguy cơ NST thể tam bội 21, 18, 13 trong thai nhi, nhưng không loại trừ tất các các bất thường của thai nhi.

Kết quả hình ảnh cho xét nghiệm nipt

Xét nghiệm Tiền Sản Harmony dựa trên những kỹ thuật tân tiến gần đây nhất trong xét nghiệm tiền sản không xâm lấn. Đây là một phương pháp xét nghiệm máu đơn giản và an toàn có trong các nghiên cứu phân tích để đánh giá nguy cơ mắc NST thể tam bội thai nhi.


Các xét nghiệm sàng lọc khác như xét nghiệm máu, huyết thanh và siêu âm cũng là phương pháp không xâm lấn, nhưng có tỷ lệ dương tính giả lên đến 5% và tỷ lệ tầm soát sót lên đến 30% trong những trường hợp NST thể tam bội 21 ở thai nhi. Các xét nghiệm này có thể báo cáo sai tình trạng mang thai là dương tính đối với NST thể tam bội thai nhi khi trong thực tế kết quả là âm tính (hoặc giả dương tính). Hoặc các xét nghiệm này cũng có thể báo cáo sai tình trạng mang thai là âm tính đối với NST thể tam bội khi trong thực tế kết quả là dương tính (hoặc giả âm tính). Tỷ lệ dương tính và âm tính giả thấp hơn đáng kể đối với xét nghiệm Harmony.

Các xét nghiệm chẩn đoán như chọc ối hoặc lấy mẫu nhung màng đệm (CVS) cho kết quả chính xác khi phát hiện NST thể tam bội ở thai nhi, nhưng đây là các xét nghiệm xâm lấn và gây ra nguy cơ sẩy thai.

Thời điểm phù hợp để thực hiện xét nghiệm Harmony là từ tuần bao nhiêu?

Tuổi thai ít nhất 10 tuần tuổi khi thực hiện bất kỳ mục nào trong xét nghiệm tiền sản Harmony.

NIPT - "Chìa khóa" an toàn "giải mã" dị tật thai nhi

Nhờ phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn dựa trên xét nghiệm ADN của thai nhi trong máu mẹ, các bác sỹ có thể phát hiện được di tật thai nhi từ khi mới được 9 tuần tuổi thay vì phải đợi tới 12 tuần tuổi như trước đây, đồng thời làm giảm nguy cơ sảy thai so với phương pháp chọc ối thông thường.


Kỹ thuật tiên tiến này đang được triển khai tại Bệnh viện Vinmec có thể mang lại cải thiện vượt trội về kết quả sàng lọc trước sinh, giúp can thiệp sớm và hiệu quả với những thai nhi có dị tật. Đây được coi là “chìa khóa” để “giải mã” dị tật thai nhi từ lúc tuổi thai còn rất nhỏ.


Dịch vụ Xét nghiệm không xâm lấn NIPT đang được triển khai tại Vinmec có thể mang lại cải thiện vượt trội về kết quả sàng lọc trước sinh, giúp can thiệp sớm và hiệu quả với những thai nhi có dị tật.


Nỗi lo dị tật thai nhi

Sau 5 năm kết hôn, chị N.T (32 tuổi – Mỹ Đình – Hà Nội) mới mang thai lần đầu tiên. Bên cạnh niềm vui sắp làm mẹ, chị cũng không khỏi lo lắng vì trong gia đình mình hiện có người bị dị tật bẩm sinh. Qua tìm hiểu, chị biết rằng không ít trường hợp người thân trong gia đình hoàn toàn bình thường nhưng khi con cái sinh ra vẫn có thể mang dị tật. Điều đó khiến chị thực sự băn khoăn về tình trạng của con mình.

Nỗi lo lắng của chị N.T không phải cá biệt bởi dị tật thai nhi để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội là một thực tế đã được nhìn thấy rõ. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học và nhận thức về sức khỏe của cộng đồng ngày một tăng lên, sàng lọc chẩn đoán trước sinh ngày càng trở nên thiết yếu và phổ biến nhằm giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ dị tật, tỷ lệ chậm phát triển về thể chất và trí tuệ ngay từ giai đoạn đầu đời.

Xét nghiệm ADN thai nhi để phát hiện dị tật

Ở cả góc độ khoa học lẫn thực tiễn, phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) dựa trên xét nghiệm ADN của thai nhi trong máu mẹ mà Bệnh viện Vinmec đang triển khai đang tỏ ra vượt trội bởi tính chính xác và độ an toàn cao hơn hẳn so với các phương pháp truyền thống.

Các phương pháp chẩn đoán trước sinh truyền thống gồm chọc hút dịch ối, sinh thiết tua rau cho độ chính xác cao nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố không an toàn như tăng nguy cơ sảy thai, rò dịch ối, chảy máu âm đạo, nhiễm trùng, … Phương pháp sàng lọc truyền thống gồm kết hợp sàng lọc huyết thanh mẹ (double test, triple test) và siêu âm vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng của thai phụ vì độ dương tính giả cao, từ đó làm tăng tỷ lệ thai phụ phải chọc ối không cần thiết.

Với những ưu điểm vượt trội của mình, phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) khắc phục được nhiều hạn chế trên. Quá trình mang thai, trong máu người mẹ ngoài ADN của bản thân còn có ADN tự do của thai nhi. Thay vì chọc ối, sinh thiết rau gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi thì phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) an toàn hơn hẳn vì chỉ cần lấy 20ml máu trong tĩnh mạch người mẹ từ tuần thai thứ 9 trở đi để tiến giải trình tự ADN. Kết quả này sẽ giúp các chuyên gia phát hiện thai nhi có nguy cơ cao bất thường của một số nhiễm sắc thể như thường gặp như hội chứng Down, Patau, Edward, Turner, Klinerfelter, …


Tiến sĩ Phạm Thu Hằng – người đã từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Di truyền và Sinh học phân tử - Trung tâm Công nghệ Gen - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho biết: “So với phương pháp truyền thống, phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) cho kết quả chính xác hơn (đặc biệt đối với hội chứng Down), đồng thời làm giảm tỷ lệ các thai phụ có chỉ định chọc ối không cần thiết. Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là không xâm phạm thai, có thể tiến hành sớm từ tuần thứ 9 thai kỳ trở đi”.