Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Những biểu hiện trẻ bị hội chứng Down

Mặt dẹt, đầu to và bé, gáy rộng và phẳng; cổ ngắn, vai tròn; đôi tai thấp nhỏ, dị thường; mắt bị xếch ngang, đôi khi bị lác; mí lộn nếp vào trong; mũi thấp và tẹt; thần kinh kém phát triển.

Ngoài những đặc điểm nêu trên, theo các chuyên gia thống kê, một nửa trẻ bị bệnh hội chứng down bị mắc những bệnh về khuyết tật tim bẩm sinh. Các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa, ung thư máu cũng thường gặp.


Biểu hiện của bệnh Down ở trẻ

Ngày nay, hầu hết các vấn đề trên đều có thể giải quyết được, nên tuổi thọ trung bình của người mắc bệnh Down có thể đạt tới 55 tuổi.

Phương pháp nào để phát hiện được bệnh Down ở thai?


Đo độ mờ da gáy

Đây là một phương pháp trong y học gọi là tầm soát bệnh Down. Các bà mẹ khi mang thai đến tuần thứ 11 – 13 cần phải đến trung tâm là xét nghiệm cụ thể vì từ 11-13 tuần của thai kỳ được cho là thời điểm dễ phát hiện được hội chứng Down ở thai nhi. Có nhiều phương pháp xét nghiệm như là: Thử máu của mẹ để tìm ra các thành phần nội tiết mà nó sụt giảm trong giai đoạn này để các bác sĩ có những dự báo, kết hợp với yếu tố tuổi, sức khỏe của người mẹ. 


Dấu hiệu ốm nghén của bà mẹ ở thời kỳ này khác thường. Ngoài ra, để chẩn đoán sớm bệnh đó là phương pháp siêu âm để phát hiện độ mờ da gáy của các bào thai ở giai đoạn này, độ mờ da gáy dày hay mỏng quyết định đến tình trạng bệnh, độ mờ da gáy càng dày thì nguy cơ mắc hội chứng Down càng tăng.

Cách điều trị bệnh Down

Khi phát hiện nguy cơ trẻ bị mắc hội chứng trong quá trình mang thai. Các bố mẹ cần phải tham vấn với bác sĩ để tìm ra hướng điều trị, phương pháp phù hợp nhất để có lợi cho chính đứa trẻ và cũng như gia đình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét