Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Cách phòng tránh quai bị khi mang thai

ThS.BS Nguyễn Danh Đức cho biết, khi có những triệu chứng sốt kèm sưng viêm quai hàm, mẹ bầu cần đi khám ngay để xác định xem chính xác có bị quai bị hay không. 

Xem thêm: hội chứng down

Tuy chưa có loại thuốc nào chữa quai bị, nhưng bác sĩ sẽ làm giảm thiểu những triệu chứng khó chịu như sốt, ho và sưng hàm. Để an toàn cho cả mẹ và con, sau khi triệu chứng thuyên giảm, mẹ nên đi khám định kỳ vào các tuần thai 12, 22, 32… để tầm soát bệnh và các biến chứng có thể của bệnh để lại.

Trên thực tế, không ít chị em khi mang thai mắc quai bị đã vội vàng nghĩ đến chuyện phá bỏ thai vì lo ngại con sinh ra bị dị tật. Bị quai bị không có chỉ định phải đình chỉ thai nghén. Dù vậy, những bà bầu mắc bệnh quai bị, nhất là ở trong 3 tháng đầu thai kỳ nên thận trọng, theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa.

phu nu mang thai mac quai bi: co the nguy hiem ca me lan con neu phong tranh khong dung cach - 1

Ngay cả sau khi đã điều trị khỏi bệnh quai bị, thai phụ cũng cần thường xuyên đi khám thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như xem bệnh có gây biến chứng gì cho thai nhi không. Thực hiện các biện pháp sàng lọc trước sinh để phát hiện những nguy cơ không tốt với thai nhi. Nếu được theo dõi điều trị tốt, bà bầu vẫn sinh con khỏe mạnh như bình thường, chị em không nên quá lo lắng.


Để tránh mắc phải bệnh quai bị trong quá trình mang thai, các chuyên gia khuyến cáo chị em nên đi tiêm vaccine phòng bệnh trước khi có thai. Không nên để đến khi có thai mới tiêm phòng quai bị bởi loại vaccine phòng ngừa quai bị có chứa virus sống, chúng có khả năng xâm nhập gây hại cho thai nhi. Những vaccine sống nên được tiêm trước khi có thai ít nhất 1 tháng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét